“Malka" và "Tulpan". Nga đưa trở lại biên chế hai hệ thống siêu pháo của Liên Xô

Một đơn vị pháo binh của Lục quân Nga đã nhận được 12 chiếc pháo tự hành cỡ lớn "Malka" phiên bản nâng cấp. Siêu pháo cỡ 203mm phát triển dưới thời Liên Xô vẫn được coi là một trong những mẫu pháo mạnh nhất trên thế giới.
Sputnik

Đạn pháo nặng 110 g có tầm bắn hơn 40 km. Tại sao Bộ Quốc phòng LB Nga đưa trở lại biên chế các hệ thống này. Sau đây là bài của "Sputnik" về nội dung này.

Những thiết bị quân sự độc đáo của Liên xô và Nga
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, cả Liên Xô và Hoa Kỳ đã phát triển các mẫu pháo cỡ lớn có thể đóng vai trò "phương tiện vận chuyển" vũ khí hạt nhân chiến thuật với hiệu suất thấp để tấn công vào nơi tập trung quân địch ở khoảng cách tương đối nhỏ. Năm 1975, quân đội Liên Xô đã nhận được pháo tự hành 2S7 cỡ 203mm. Theo truyền thống đặt tên bằng loài hoa, khẩu pháo này có tên "Pion" — "Hoa mẫu đơn". Các đạn pháo hạt nhân chiến thuật đặc biệt với hiệu suất thấp cho loại pháo này có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 45 km. Vào giữa những năm 1980  đã xuất hiện phiên bản nâng cấp — siêu pháo 2S7M Malka. Loại pháo tự hành này được trang bị động cơ mạnh hơn, khung gầm mới, thiết bị mới của hệ thống nhắm mục tiêu kỹ thuật số và hệ thống nạp đạn. Số viên đạn trong thiết bị nạp đã tăng đến 8, trong khi "Pion" chỉ có 4, và tốc độ bắn lên đến 2,5  phát/phút  (kết quả này chấp nhận được đối khẩu pháo cỡ lớn 203mm).

Khẩu pháo "Pion"

Báo Quân đội Việt Nam bình luận top 5 tổ hợp pháo binh uy lực của Quân đội Nga
Mặc dù có những tính năng xuất sắc, các pháo tự hành  "Malka" và "Pion" không bao giờ được sử dụng trong chiến sự, và ít khi được sử  dụng trên thao trường (tất nhiên, để bắn đạn pháo thông thường). Theo Hiệp ước về vũ khí thông thường ở châu Âu năm 1990, các khẩu pháo tự hành cỡ 203mm đã được đưa vào những nơi lưu trữ, và các đạn pháo hạt nhân đã được xử lý. Hơn 300 khẩu pháo "Pion" và "Malka" đã trải qua thành công thời kỳ khó khăn hồi những năm 1990. Đã đến lúc nhớ lại về chúng.

Các chuyên gia đã phát triển đạn thông thường có sức công phá cao cho "Malka". Ví dụ, siêu pháo có thể bắn những viên đạn nổ mảnh nặng đến 110kg có tầm bắn tới 50 km. Ngoài ra, siêu pháo có thể sử dụng đạn xuyên thủng tường bê tông cốt thép và đầu đạn cassette. Kinh nghiệm của các cuộc xung đột vũ trang trong những thập kỷ gần đây cho thấy rằng, những khẩu pháo tự hành cỡ 152 mm không phải lúc nào cũng mang lại kết quả.

Pháo tự hành 203mm thời Liên Xô của Bộ chỉ huy tối cao 2S7 "Pion"

"Chiến dịch Syria một lần nữa cho thấy rằng, trong những cuộc xung đột như vậy, pháo binh đóng vai trò hết sức quan trọng.  Để chọc thủng phòng tuyến của đối phương, cần phải có các khẩu pháo cỡ lớn tầm xa, — chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. — IS đã xây đắp những công sự xung quanh các khu định cư bị chúng xâm chiếm. Đôi khi các khẩu pháo tầm trung không đủ sức để đè bẹp sức kháng cự của những kẻ khủng bố. Nếu quân đội chính phủ Syria sở hữu pháo tự hành "Malka" thì đạn pháo của nó có thể dễ dàng xuyên thủng tường bê tông của các công sự IS. Tôi nghĩ rằng, Bộ Quốc phòng Nga cũng nhận thức được điều đó. Vì vậy trong thế kỷ XXI kích cỡ của khẩu pháo vẫn có giá trị".

Pháo tự hành cỡ lớn "Malka"

Chuyên gia Nga chắc chắn rằng, với các thiết bị chỉ định mục tiêu và hướng dẫn hiện đại nhất có thể biến khẩu pháo tự hành "cũ" thành hệ thống vũ khí hiệu quả có độ chính xác cao. Rõ ràng là 12 khẩu súng "Malka" vừa được đưa trở lại biên chế, khác biệt đáng kể phiên bản cũ nhờ  các loại thiết bị điện tử. Các khẩu pháo này có thể nhận tín hiệu chỉ định mục tiêu trong thời gian thực từ các phương tiện trinh sát hàng không vũ trụ hoặc từ những nhóm trinh sát và biệt kích phá hoại ở vùng hậu phương địch.  Ngoài ra, đạn pháo cỡ 203 mm rẻ hơn nhiều, nhưng không kém hiệu quả so với tên lửa hành trình hoặc bom điều khiển. Nhân tiện xin nói luôn, không phải ngẫu nhiên mà quân đội Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và một số quốc gia khác vẫn sử dụng các hệ thống như vậy.

Khẩu pháo tự hành 2S4 "Tulpan" và 2S7M Malka

"Malka" không phải là loại pháo cỡ lớn duy nhất trong kho vũ khí pháo binh của Nga. Vào cuối năm 2017, nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã cho biết với Sputnik rằng, các chuyên gia bắt đầu kiểm tra các khẩu pháo tự hành 2S4 "Tulpan". Những khẩu pháo có khả năng chiến đấu sẽ được hiện đại hóa, sẽ được trang bị các thiết bị định vị mới nhất. Đặc biệt trên thế giới vẫn chưa có loại pháo nào sánh được với Tulpan về sức mạnh hỏa lực. Tầm bắn tối đa của Tulpan là từ 9 đến 20 km, tùy thuộc vào loại đạn pháo. Và danh sách các loại đạn cũng rất ấn tượng: đạn trái phá, đạn phản lực và đạn với thiết bị đẫn hướng và điều khiển bay bố trí bên ngoài.

Khẩu pháo tự hành 2S4 "Tulpan"

Nhân tiện xin nói luôn, viên đạn cỡ 240 mm rơi tự do có thể xuyên tấm bê tông cốt thép 12 mét hoặc mái nhà hangar máy bay.

Thảo luận