Xin giới thiệu với các bạn mục điểm báo quen thuộc của chúng tôi nhan đề «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».
Trong tuần vừa qua, truyền thông thế giới đưa nhiều tin liên quan tới Việt Nam. Tạp chí TheGlobeandMail viết: «Năm 2017, hãng xếp hạng PricewaterhouseCoopers gọi Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển tốc độ cao nhất thế giới. Tới năm 2050, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 5,1%, Việt Nam có thể lọt vào danh sách 20 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Công cuộc cải cách ở Việt Nam mở ra những cơ hội to lớn. Hiện nay Việt Nam đã là đối tác thương mại lớn nhất của Canada và Nam Phi, đồng thời là nước cung cấp nguồn sinh viên du học ở Canada đạt tốc độ tăng nhanh nhất». Báo chí cho biết về việc mở rộng hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực quốc phòng, với Anh trong lĩnh vực xây dựng, củng cố quan hệ nhiều mặt với Chilê, Bulgaria và Mozambique.
ChannelNewsAsia đưa tin về việc thêm một quan chức cấp cao của Việt Nam bị bắt. Lần này, cựu Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình bị xử phạt án tù thời hạn ba năm vì tội tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (TrustBank — tiền thân của VNCB), gây thiệt hại cho nhà nước số tiền là 600 triệu đô la Mỹ. Reutersđưa tin về vụ bắt giữ 7 người tấn công cảnh sát cơ động tại TP Hồ Chí Minh vào tháng trước, khiến cho ba người bị thương. Còn NHKWORLD đăng tin về việc công dân người Nhật 47 tuổi tên là Yasumasa Shibuya, người bị buộc tội đã bắt cóc và giết hại em bé Việt Nam 9 tuổi Lê Thị Nhật Linh vào hồi tháng 3 năm ngoái, đã bị lãnh án tù chung thân.
Không ít các bài báo trên truyền thông đề cập về sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam, cũng như về những ảnh hưởng mà Việt Nam phải gánh chịu do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. TheBusinessTimes viết về cơn sốc trên các thị trường chứng khoán của châu Á do những biện pháp đáp trả lẫn nhau của Trung Quốc và Mỹ. Còn tạp chí của Nga có tên "TintứchàngngàycủaVladivostok" ghi nhận thực tế về việc các công ty quốc tế từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đang tới Việt Nam, nhằm đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, điều này cho thấy các điều kiện đầu tư ở Việt Nam đang thuận lợi hơn khiến cho Việt Nam trở thành đất nước hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư so với Trung Quốc.
Và chúng tôi xin được kết thúc mục điểm báo bằng thông tin về ngành du lịch Việt Nam. Tạp chí TTR Weekly đưa tin về mức tăng trưởng 30% lượng khách du lịch vào Việt Nam trong vòng nửa đầu năm 2018, đưa tổng số khách du lịch ngoài lên tới con số hơn 7 triệu người. Việt Nam đang đặt ra nhiệm vụ thu hút khách du lịch từ Ấn Độ, cũng như từ các nước hồi giáo thuộc khu vực Đông Nam Á. Ấn phẩm The Provincecủa Canada và ấn phẩm TRAVELBOOKcủa Đứcđăng các bài báo có ảnh minh họa, kể về những địa danh thú vị nhất của Việt Nam, còn CNN tiếp tục giới thiệu tới độc giả của mình về nền văn hóa đặc sắc của Việt Nam và tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.