Thay đổi Hiến pháp tại Philippines – bước tiến dân chủ hay củng cố quyền lực của Duterte

Dự thảo cải cách hiến pháp đã được đệ trình lên Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte.
Sputnik

Một số chuyên gia lo ngại rằng việc thông qua Hiến pháp mới có thể dẫn đến việc tăng cường quyền lực cá nhân của Duterte, mặc dù bản thân ông phủ nhận các kế hoạch kéo dài nhiệm kỳ tổng thống. Các chuyên gia Nga và Trung Quốc đã bình luận với Sputnik về những thay đổi có thể trong cơ cấu chính trị của Philippines.

Những hình phạt nào chờ ông Duterte vì tội báng bổ Thượng Đế?
Về mặt chính thức, những thay đổi trong hiến pháp "vô hiệu hóa" các hạn chế trong quá khứ, cuộc sống chính trị bắt đầu từ tờ giấy trắng — có nghĩa là Duterte sẽ có thể ra ứng cử cho một nhiệm kỳ mới. Hiện tại quyền hạn của ông được giới hạn trong một nhiệm kỳ sáu năm, bắt đầu từ ngày 30 tháng 6 năm 2016.

Cải cách Hiến pháp là một trong những điểm chính mà Duterte hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử, nhưng không phải là dễ dàng thực hiện, chuyên gia Nga về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Anton Tsvetov cho biết.

Mục tiêu chính của cải cách là làm cho Philippines trở thành nhà nước liên bang, được cho là sẽ quản lý các khu vực một cách công bằng hơn, theo lời Anton Tsvetov trong bình luận với Sputnik. Thật khó để dự đoán hậu quả của việc liên bang hóa Philippines, nhưng điều này chắc chắn sẽ củng cố các gia tộc địa phương hiện đã rất có ảnh hưởng (mà chính Duterte thuộc về đó). Theo nghĩa này, họ quan tâm đến việc liên bang hóa và có thể cung cấp các phiếu bầu cần thiết trong một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia sẽ phải tổ chức để thay đổi hiến pháp. Nhưng ngay cả trước đó, một phiên bản mới của Bộ luật cơ bản phải do Quốc hội thông qua, điều này có thể khó khăn. Tôi nghĩ rằng ngay cả khi Duterte cố gắng tăng cường sức mạnh cá nhân của mình trên cương vị tổng thống với sự giúp đỡ của dự thảo hiến pháp này, ông sẽ rất khó làm điều này vì sự phản đối của giới tinh hoa truyền thống, Anton Tsvetov nói.

Nhiều chuyên gia cũng kêu gọi không đơn giản hóa tình hình ở Philippines và không coi liên bang hóa như một phương thuốc ma thuật cho những vấn đề tích lũy trong nhiều năm. Ví dụ, rất khó để nói liệu việc loại bỏ các cấu trúc đơn nhất của nhà nước sẽ dẫn đến việc giải quyết cuộc xung đột ở miền Nam, nơi ly khai Hồi giáo kể từ đầu những năm 1970, đấu tranh cho việc độc lập tại lãnh địa Mindanao.

Ông Duterte tuyên bố sẵn sàng từ chức sau khi hôn phụ nữ đã có chồng
Nhận xét với Sputnik với điều kiện giấu tên được đưa ra bởi một chuyên gia Trung Quốc về quan hệ quốc tế, người nắm vững tình hình:

"Tất nhiên, bất kỳ cải cách chính trị và lập pháp nào cũng có thể gây ra sự phản kháng hoặc đối mặt với sự hiểu lầm. Chính phủ Duterte tìm cách đưa ra hệ thống chính trị phù hợp với các đặc điểm cụ thể của đất nước. Nếu theo dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thì Philippines sẽ trở thành một liên bang, trong trường hợp đó thẩm quyền của trung ương sẽ được chuyển giao bớt cho chính quyền khu vực. Chính quyền địa phương sẽ có nhiều quyền hạn hơn. Đồng tiền này có hai mặt — một mặt, quyền tự chủ lớn hơn của các vùng sẽ giúp giải quyết các vấn đề địa phương. Mặt khác, nó có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa các sắc tộc và khu vực, sẽ dẫn đến  tác động tiêu cực và đặt ra mối đe dọa cho việc đoàn kết dân tộc. Mọi thứ sẽ được xác định bằng cách ý tưởng liên bang sẽ được thực hiện thế nào. Trong mọi trường hợp, việc Philippines sẽ cải cách hệ thống chính trị của mình như thế nào là một vấn đề nội bộ của đất nước này."

Các nước trong khu vực sẽ theo dõi chặt chẽ những thay đổi chính trị ở Philippines. Rất khó để nghi ngờ Rodrigo Duterte mù quáng sao chép hệ thống chính trị của bất cứ nước nào, vì vậy việc thực hiện liên bang hóa ở Philippines sẽ là mối quan tâm lớn.

Thảo luận