New Zealand vừa đặt mua 4 chiếc máy bay tuần thám biển P-8 Poseidon, trở thành khách hàng nước ngoài thứ 5 của hãng sản xuất máy bay Boeing.
Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand, ông Ron Mark nói cuộc mua sắm này giúp quân đội nước ông có thể tiếp tục tuần tra lãnh hải, phát hiện nguồn tài nguyên, phản ứng cứu hộ thiên tai và nhân đạo quanh New Zealand và vùng biển Nam Thái Bình Dương.
Trong tuyên bố mua P-8 Poseidon, Bộ trưởng Mark không nói đến Trung Quốc, nhưng hải quân Trung Quốc đang ngày càng hung hăng lập sự hiện diện trên Biển Đông, khiến các nước láng giềng lo ngại, và nhất là Trung Quốc đã xây dựng trái phép và quân sự hóa các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường S giàu tài nguyên của Việt Nam, theo Motley Fool.
Nhưng trong Tuyên bố chính sách quốc phòng chiến lược hàng năm của New Zealand, Bộ trưởng Mark cùng các quan chức lưu ý Trung Quốc nhiều lần thách thức trật tự hiện có, và Wellington quyết tâm cùng các nước đồng minh thực hiện quyền an ninh hàng hải và quyền tự do hàng hải tại khu vực.
Số máy bay P-8 Poseidon mà New Zealand mua trị giá 1,6 tỉ USD, được trả suốt đến năm 2026, và dự kiến Boeing sẽ giao chiếc máy bay đầu tiên để không quân New Zealand đưa vào hoạt động từ năm 2023.
Khoản chi phí này tính cả chi xây dựng cơ sở hạ tầng, huấn luyện sử dụng và bảo trì chiếc máy bay mới. Số máy bay này sẽ thay thế phi đội P-3 Orions cũ kỹ do hãng Lockheed Martin sản xuất hồi những năm 1960.
P-8 Poseidon thường có giá 125 triệu USD/chiếc, là một lựa chọn đắt tiền đối với nhiều nước trong khu vực. Nhưng dù nó chỉ có thể mang vũ khí chuyên dụng, kiểu P-8 Poseidon nâng cấp cũng được đánh giá là một trong những kiểu máy bay mà các nhà kế hoạch quân sự Trung Quốc lo ngại nhất, theo Motley Fool.
Theo Motley Fool, đối với các nước nhỏ như New Zealand, chớ nên nghĩ có thể mạnh hơn Trung Quốc, nên New Zealand chọn cách đầu tư mạnh vào máy bay tuần thám biển kỹ thuật cao, để bảo đảm có thể hòa nhập với các đồng minh lớn hơn trong khu vực. Logic này cũng có thể ứng dụng với nhiều khách mua tiềm năng khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark nói: "Duy trì khả năng tuần tra hàng hải là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia New Zealand, và để chúng tôi có khả năng đóng góp vào các nỗ lực gìn giữ an ninh khắp toàn cầu".
Theo Motley Fool, một láng giềng khác của Trung Quốc là Hàn Quốc cũng tính mua P-8 Poseidon. Đầu năm 2018, báo giới nước này đưa tin chính phủ dự tính mua 6 chiếc vì như New Zealand, Hàn Quốc ưng kiểu máy bay tuần thám biển này hơn, vì ít tốn kém hơn so với mua sản phẩm của Airbus hoặc SAAB, và phần nào cũng vì Hàn Quốc cũng muốn thể hiện tinh thần một mặt trận đoàn kết với các đồng minh khu vực.
Vẫn theo Motley Fool, Boeing cũng đã chào hàng P-8 Poseidon với Việt Nam, Indonesia, Malaysia, là các nước Đông Nam Á cần tăng cường phòng thủ hàng hải nhưng cần có sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ để mua kiểu máy bay này.
Boeing còn có cơ hội bán P-8 Poseidon cho Ả rập Saudi, Ý, trong nỗ lực giúp các nước này bảo vệ các quyền lợi ở Ấn Độ Dương.
Máy bay tiếp nhiên liệu KC-46 cho chiến đấu cơ Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Mark nói:
"Duy trì khả năng tuần tra hàng hải là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia New Zealand, và để chúng tôi có khả năng đóng góp vào các nỗ lực gìn giữ an ninh khắp toàn cầu".
Vẫn theo Motley Fool, Boeing cũng đã chào hàng P-8 Poseidon với Việt Nam, Indonesia, Malaysia, là các nước Đông Nam Á cần tăng cường phòng thủ hàng hải nhưng cần có sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ để mua kiểu máy bay này.
Boeing còn có cơ hội bán P-8 Poseidon cho Ả rập Saudi, Ý, trong nỗ lực giúp các nước này bảo vệ các quyền lợi ở Ấn Độ Dương.
Theo: Motley Fool, Một Thế Giới