Phi công Su-22 Việt Nam vừa hy sinh: Cuộc gọi cuối cùng và những lời định mệnh

“Mấy hôm nay hai đứa cứ hỏi bố Nam đi đâu? Tôi chỉ biết khóc rồi nói bố đang đi bay, bố là siêu anh hùng bay trên trời cao. Chúng quá nhỏ để hiểu bố chúng sẽ không bao giờ trở về nữa...”, chị Trang gạt nước mắt.
Sputnik

Tối 28/7, đồng đội, người thân và người dân khu phố 8, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy (Thái Bình) đón tro cốt đại tá Phạm Giang Nam — phi công gặp nạn ở Nghệ An, về quê nhà. Gần 20h, căn nhà cấp 4 của gia đình ông Phạm Văn Mỹ (70 tuổi) và bà Trần Thị Bích (68 tuổi) — bố mẹ đại tá Phạm Giang Nam chật kín người, phủ màu tang thương. Người dân thị trấn nhỏ quê lúa Thái Bình tỏ rõ sự đau xót, tiếc nuối. Họ vẫn còn bất ngờ và chưa thể tin về sự ra đi của viên phi công.

Mẹ phi công SU-22 tử nạn: 'Cháu bảo bay nốt bữa nay là con được về, vậy mà...'

Chiếc bàn thờ lúc này đã được dựng để đồng đội, bạn bè, người thân về phúng viếng anh.Ông Trần Văn Châu (74 tuổi), cậu bên ngoại anh Nam cho biết nhiều người trong gia đình đã vượt hơn 20 km từ quê tới đây túc trực đón di hài anh Nam. Ông nói dù biết cháu đã hy sinh nhưng thật tâm vẫn chưa tin đây là sự thật. Ai cũng mong điều kỳ diệu sẽ đến, anh Nam sẽ bình yên trở về…

"Nam ngoan lắm, biết trên dưới, trước sau. Cứ có thời gian là thằng bé lại chở mẹ về quê ngoại. Nó biết cư xử, lại tinh thông mọi việc nên ai cũng quý. Vậy mà…", ông Châu nghẹn ngào.

Lễ viếng, truy điệu hai phi công hy sinh ở Nghệ An
Ông lão ngoài 70 tuổi nhớ lại ba hôm trước, ông nghe tin trên mạng có máy bay chiến đấu bị rơi, hai phi công gặp nạn, trong đó một người tên Nam quê Thái Bình. Sợ rằng đó là cháu mình, ông gọi điện cho bố mẹ Nam nhưng ai cũng lưỡng lự vì chưa nhận được tin tức gì.

Cũng như ông Châu, người dân ở khu phố 8, thị trấn Diêm Điền, không khỏi đau xót và thương tiếc khi chứng kiến di hài người lính được đồng đội đưa về quê nhà.

'Chưa kịp hưởng hạnh phúc đã vội đi'.

Bần thần ngồi trong góc căn phòng nhỏ tiếp chuyện những người đến viếng, ông Phạm Văn Mỹ lâu lâu lại nhìn ra trước cửa, nơi đồng đội, người thân đang tổ chức tang lễ cho con trai mình.

Sáng 28/7/2018, tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, thành phố Vinh (Nghệ An), Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình tổ chức Lễ viếng và truy điệu Thượng tá Khuất Mạnh Trí và Đại tá Phạm Giang Nam, hy sinh trong khi thực hiện bay huấn luyện, theo nghi thức Lễ tang Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bộ trưởng Quốc phòng quyết định truy thăng quân hàm cho 2 phi công Su-22
Người cha vẫn còn bủn rủn chân tay, muốn gục xuống trước nỗi đau bất ngờ. Nhưng ông vẫn phải làm chỗ dựa cho người vợ liên tục ngất, không ăn nổi thứ gì từ khi nghe tin con trai hy sinh.

"Bà ấy ngất lên, ngất xuống, tôi sợ mình gục ra đó sẽ không ai chăm vợ. Con đi nhanh quá con ơi, con đi khi cháu còn nhỏ quá nay phải làm sao hả con ơi!", người cha 70 tuổi nấc nghẹn.Phi công Nam là con cả trong nhà, dưới anh còn có hai em gái, đều đã lấy chồng và sống xa bố mẹ. Là lớn nên từ nhỏ mọi việc trong gia đình anh đều quán xuyến và phụ giúp bố mẹ.

"Từ nhỏ nó đã thiệt thòi, nay lớn vừa ổn định lại không được hưởng phúc", ông Mỹ chua xót.

Người cha tóc ngả màu, đôi mắt thâm quầng kể, ngày trước ông là quân nhân, lấy vợ được 3 ngày thì phải vào miền Nam chiến đấu. Ít lâu sau, Nam ra đời nhưng thiệt thòi vì chỉ có tình thương của mẹ thiếu vắng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha. Năm Nam 2 tuổi, gia đình nhận được giấy báo tử của ông Mỹ từ chiến trường gửi về. Ai cũng hết hy vọng, duy chỉ có người vợ vẫn tin chồng còn sống. 6 năm sau, ông Mỹ trở về quê hương trong sự ngỡ ngàng của người thân.

"6 năm bố con mới gặp nhau, nhìn tôi lúc ấy thằng bé còn sợ. Hai bố con ngủ trên chiếc giường tre mà nó cứ tránh vì lâu nay không biết bố là ai. Nam thiệt thòi nhiều, nay khi cuộc sống dần ổn định, nó lại ra đi…", ông Mỹ đau buồn.

Sáng 28/7/2018, tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, thành phố Vinh (Nghệ An), Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình tổ chức Lễ viếng và truy điệu Thượng tá Khuất Mạnh Trí và Đại tá Phạm Giang Nam, hy sinh trong khi thực hiện bay huấn luyện, theo nghi thức Lễ tang Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thân nhân phi công Su-22: 'Không ngờ người hy sinh là anh'
Trong mắt ông, con trai là người ngoan hiền, từ nhỏ đã chăm chỉ và học rất giỏi. Năm học cấp 3, một đơn vị không quân về tuyển quân, Nam trúng tuyển rồi lên đường đi huấn luyện, học tập.

Hơn 20 năm gắn liền với những chuyến bay, anh Nam trở thành phi công kỳ cựu, là Chủ nhiệm đội bay của Sư đoàn 371, huấn luyện cho các lớp học viên. Anh công tác tại Nội Bài nhưng thường xuyên huấn luyện ở sân bay Sao Vàng (Thanh Hóa).

Ngày đơn vị về nhà đón ông vào Nghệ An nhận con, ông Mỹ không đứng vững.

"Không muốn tin đó là sự thật, nhưng chuyện tôi sợ nhất đã tới. Hai đứa cháu còn quá nhỏ, vợ thằng bé thì công việc còn chưa ổn định, không biết rồi sẽ ra sao", ông Mỹ nghẹn ngào. Cuộc gọi cuối cùng và lời hứa những chuyến điHơn 22h, bạn bè, hàng xóm vẫn tới thắp nhang viếng phi công Phạm Giang Nam. Bên trong căn nhà, người thân ở lại an ủi, động viên bố mẹ, vợ và các con anh. Họ thay nhau phụ giúp những việc còn lại cho ngày đưa tang.

Hai phi công tử nạn trên Su-22 là vốn quý của Không quân Việt Nam
Ôm đứa con gái 4 tuổi với vẻ mệt mỏi, đôi mắt thâm quầng, chị Minh Trang —vợ phi công Nam cố giấu giọt nước mắt khi trò chuyện với phóng viên.Người phụ nữ vừa mất chồng cho biết đến giờ vẫn không nghĩ bố của 2 đứa trẻ đã đi xa mà đang ở cạnh chị cùng hai con.

"Tôi cảm nhận sự ấm áp của anh ấy như ngày nào hai vợ chồng và các con bên nhau", chị Trang nói.

Hai vợ chồng lấy nhau gần 5 năm, có với nhau hai người con, 4 tuổi và 2 tuổi. Anh Nam là người yêu trẻ, lại yêu nghề bay nên đã đặt tên ở nhà cho con gái là Su, con trai là Mic như tên hai chiếc phi cơ trong quân đội.

Sáng hôm gặp nạn, anh Nam gọi về cho vợ và luôn miệng:

Em ngủ được không? Con có hay quấy mẹ không? Sáng ra con có cười tươi và nói nhớ bố không?… Những câu hỏi cứ lặp đi lặp lại khiến chị có chút lạ lẫm, nhưng rồi chợt qua vì sáng nào anh ấy cũng gọi cho vợ trước khi đi làm.

"Anh ấy nói thời tiết hôm nay xấu nên đang chờ bay. Trưa tôi gọi lại thì một lúc sau đồng nghiệp báo tin máy bay của anh gặp nạn, tôi ngã quỵ. Không ngờ đó là lần cuối hai vợ chồng nói chuyện với nhau", chị Trang nhớ lại.

Phi công Phạm Giang Nam được Thủ tướng ký quyết định cấp bằng “Tổ quốc ghi công”

Máy bay Su-22 vừa rơi thuộc Trung đoàn anh cả, tinh nhuệ bậc nhất của Không quân Việt Nam
Chị kể anh Nam là người tâm lý, yêu thương vợ con, luôn giành thời gian cho gia đình mỗi lúc rảnh rỗi. Anh cũng là người thường xuyên khoe các con cho đồng đội và những người thân. Biết vợ thiệt thòi nên rảnh việc là anh lại đi xe một mình từ Hà Nội về Thái Bình thăm vợ rồi dẫn hai con đi chơi. Có lúc hai vợ chồng gặp nhau chỉ đủ thời gian ăn tô phở rồi anh lại đi…Anh Nam người thích đàn hát và hát rất hay. Ngày quen nhau, chị cũng bị quyến rũ bởi tiếng đàn và sự ấm áp của chàng phi công.

"Mấy hôm nay hai đứa cứ hỏi bố Nam đi đâu? Tôi chỉ biết khóc rồi nói bố đang đi bay, bố là siêu anh hùng bay trên trời cao. Chúng quá nhỏ để hiểu bố chúng sẽ không bao giờ trở về nữa…", chị Trang gạt nước mắt.

Những điều chưa biết về Su-22 và những chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Việt Nam
Trưa 26/7, máy bay Su-22 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không — Không quân gặp nạn khi bay huấn luyện và rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Hai phi công bay huấn luyện hy sinh gồm: trung tá Khuất Mạnh Trí (quê Hà Nội) và thượng tá Phạm Giang Nam (quê Thái Bình).

Ngày 27/7, Bộ trưởng Quốc phòng đã ký Quyết định truy thăng quân hàm sĩ quan đối với hai phi công. Thủ tướng cũng ký Quyết định cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho hai liệt sĩ.

Lễ an táng của phi công Nam được đồng đội, người thân và chòm xóm tổ chức vào chiều 29/7 tại nghĩa trang huyện Thái Thụy (Thái Bình).

Theo: Zing

Thảo luận