“Lò đốt vĩ đại” tiếp tục cháy

“Vấn đề chống tham nhũng không chỉ là đòi hỏi cấp bách mà còn đòi hỏi nghệ thuật khi tiến hành đấu tranh."
Sputnik

"Nghệ thuật ở đây không phải là chuyện lắt léo khi xử lý mà còn phải lựa theo tình hình quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa và quan hệ đối nội, đối ngoại. Nguyên tắc là không có vùng cấm, không có vùng nhạy cảm, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được làm suy yếu Quân đội, Công an và Ngoại giao, mà phải củng cố sức mạnh của  ba cơ quan này". Đó là phát biểu của mộtchuyên gia Việt Nam về những vấn đề chính trị và quân sự.

Quyết tâm làm trong sạch Đảng: Mệnh lệnh không thể trì hoãn

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Trung tướng Phan Văn Vĩnh; nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa bị bắt và bị khởi tố hình sự vì liên quan tới vụ đánh bạc qua mạng nghìn tỷ. Cơ quan kiểm tra cảnh cáo Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, đề nghị Ban bí thư kỷ luật Thượng tướng Phương Minh Hòa. Mới đây nhất, Trung tướng Bùi Văn ThànhThượng tướng Trần Việt Tân bị đề nghị xử lý kỷ luật và bị giáng cấp bậc hàm. Đó chỉ là những vụ đình đám nhất trong cuộc chiến chống tham những của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong năm 2018.

Tướng Phan Văn Vĩnh bị bắt và bị khởi tố hình sự

Không còn "Vùng cấm nữa"?

Có đúng là cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam thực sự là không có "Vùng cấm nữa"? Vì sao gần đây nhiều tướng công an và quân đội bị xem xét xử lý và kỷ luật như vậy?

Không để bất kỳ ai làm mờ những “thanh bảo kiếm” của Đảng
Những gì diễn ra trong năm 2018, nhất là trong hai tháng 6 và 7, khiến chúng ta có thể khẳng định là cuộc đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch nội bộ các cơ quan nhà nước, các cơ quan thực thi pháp luật, thực sự không có "Vùng cấm" nữa, thậm chí còn không có cái gọi là "Vùng nhạy cảm".

Theo nguồn tin của Sputnik thì những gì diễn ra hiện nay là không có gì là bất ngờ với Ủy ban Kiểm tra TW và Cơ quan điều tra hoặc như các chuyên gia nghiên cứu, bởi trước đây nhiều năm, những đơn tố cáo, khiếu nại về các nhân vật mà bây giờ bị đưa ra xử lý đã bay đến Ủy ban Kiểm tra TW, đến Thanh tra Chính phủ, thậm chí là trực tiếp đến tay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số lãnh đạo cao cấp khác.

Vì sao bây giờ cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống suy thoái trong  quân đội và công an đang diễn ra tích cực?  

Sau khi Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc, các chuyên gia Nga nghiên cứu về Việt Nam đã nhận xét:"Đại hội XII đã đem lại thắng lợi của những lực lượng lành mạnh". "Tuy nhiên, "lực lượng lành mạnh" cần có thời điểm để xử lý "lực lượng không lành mạnh", bởi trong số các khuyết điểm của cá nhân lãnh đạo này hay cá nhân lãnh đạo khác đều có khuyết điểm của tập thể Bộ Chính trị, của tập thể Ban Bí thư và cả Ban Chấp hành TW nữa". — Mộtnguồn tin của Sputnik nói.

Thượng tướng Trần Việt Tân bị cách chức ủy viên BCH Đảng bộ Công an TƯ

Đảng Cộng sản Việt Nam vốn làm việc theo nguyên tắc "Tập trung dân chủ" và phương châm "Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách". Và sở dĩ có những chuyện lộn xộn như vừa qua là trong tập thể lãnh đạo đã có một số người vi phạm các nguyên tắc đó, các phương châm đó. Nói đúng hơn là vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc và quy chế làm việc, gây hậu quả và thiệt hại nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Các tướng công an Việt “ngã ngựa” kể từ khi “lò được đốt nóng”
Việc nhiều cơ quan, nhiều cá nhân cùng tham gia điều tra, thẩm tra, kiểm tra, làm rõ một vụ việc sẽ khiến cho tình trạng ê —kíp, cánh hẫu, bao che, lạm quyền, v.v… rất khó xảy ra, bởi trên Ủy ban Kiểm tra TW còn có Ban Bí Thư và Bộ Chính trị. Nhưng quá trình đó đòi hỏi phải có thời gian và thời điểm hợp lý.

Hơn nữa, Quân đội và Công an nắm giữ nhiều bí mật quốc gia. Những kẻ sai phạm trong Quân đội, Công an và Ngoại giao thường lợi dụng quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước để che giấu hành vi sai phạm của mình. Vì thế mà việc điều tra, làm rõ sẽ khó khăn hơn, phức tạp hơn, kéo dài hơn. Điều đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi vì sao một số sai phạm liên quan tới các sĩ quan cao cấp của Quân đội và Công an mãi đến gần đây mới hoàn thành một bước và công bố cho nhân dân biết.

Vì sao làm trong sạch quân đội, công an và các cơ quan thực thi pháp luật là nhiệm vụ cấp bách?

Không chỉ ở Việt Nam, những năm gần đây, tại Liên bang Nga, cuộc đấu tranh làm trong sạch nội bộ quân đội, an ninh, các lực lượng bảo vệ pháp luật cũng diễn ra rất tích cực. Ví dụ, chỉ trong tháng 4-2018 Tổng thống Vladimir Putin đã cách chức 11 sĩ quan cấp tướng thuộc các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật khác nhau, còn trong tháng 5-2018 cách chức 5 tướng thuộc Bộ nội vụ.

Việt Nam chống tham nhũng trong Công an, Quân đội: Mệnh lệnh không thể trì hoãn

"Vấn đề chống tham nhũng không chỉ là đòi hỏi cấp bách mà còn đòi hỏi nghệ thuật khi tiến hành đấu tranh. Nghệ thuật ở đây không phải là chuyện lắt léo khi xử lý mà còn phải lựa theo tình hình quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa và quan hệ đối nội, đối ngoại. Nguyên tắc là không có vùng cấm, không có vùng nhạy cảm, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được làm suy yếu Quân đội, Công an và Ngoại giao mà phải củng cố sức mạnh của  ba cơ quan này". — Một chuyên gia về các vấn đề chính trị phát biểu với Sputnik.

Chúng ta biết rằng, trong bất kỳ một chế độ chính trị — xã hội nào, ở bất kỳ một quốc gia nào thì quân đội, công an (nói chung là các cơ quan bảo vệ pháp luật) và ngoại giao luôn là ba công cụ mạnh nhất của chính quyền quốc gia đó. Ở Việt Nam, ở Liên bang Nga cũng vậy. Người Nga gọi đây là ba bộ sức mạnh. Vì thế, chống tham nhũng trong quân đội và công an luôn là việc làm thường xuyên của Nga và Việt Nam để củng có sức mạnh của các lực lượng này.

Cuộc chiến chống tham nhũng ở Nga và Việt Nam có gì giống nhau và khác nhau?

Chống tham nhũng ở Việt Nam không chỉ không giống Nga mà còn không giống nhiều nước khác.

Ở Việt Nam, ngoài hai trụ cột chuyên chính là Quân đội và Công an còn có hai lực lượng khác là Đảng Cộng sản và quần chúng nhân dân trong các đoàn thể thuộc hệ thống chính trị: Mặt trận Tổ Quốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh. Trong đó, Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội và Công an cũng như lãnh đạo các đoàn thể khác trong hệ thống chính trị. Điều này bảo đảm cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng được thống nhất từ ý chí đến hành động mà không bị biến thành cuộc đấu tranh giữa các phe phái.

Thứ trưởng Công an Bùi Văn Thành bị cách tất cả chức vụ trong Đảng

Nạn tham nhũng - kẻ thù của Việt Nam và quan hệ đối tác Việt-Nga
Nhưng trên thực tế, đã có giai đoạn (2005-2015), vì vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ nên đã hình thành một số nhóm lợi ích, xa rời tôn chỉ mục đích của Đảng, xa rời nhân dân và vi phạm nghiêm trọng luật pháp. Rất may là "những lực lượng lành mạnh trong Đảng" đã ngăn chặn hiện tượng này.  Còn Liên bang Nga là một nước đa đảng, có các phe phái chính trị khác nhau, lợi ích mâu thuẫn với nhau, xung đột với nhau trong sự đan xen lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, do đó việc chống tham nhũng khó khăn hơn ở Việt Nam.

Còn có một cách nhìn nhận khác về sự khác nhau trong cuộc đấu tranh chống tham những ở Nga và Việt Nam. Đó là Nga có cơ chế bảo vệ pháp luật nhìn bề ngoài tuy chặt chẽ nhưng bên trong rất sơ hở. Chế độ làm việc một người chỉ huy và chủ trương phi chính trị hóa Quân đội và Công an càng tạo điều kiện cho tệ tham nhũng lộng hành.Trong tình hình đó thì chỉ có quyết tâm chính trị rất cao của người lãnh đạo quốc gia (Tổng thống) và Bộ tham mưu của Tổng thống Vladimir Putin mới có thể đấu tranh chống lại nạn tham nhũng ở Nga.

Bộ công an Việt Nam phá án tham nhũng gian khổ như thế nào?

"Điểm giống nhau giữa việc chống tham nhũng ở Nga và Việt Nam hiện nay là tình trạng "trên nóng, dưới lạnh". Có nghĩa là ý chí chống tham nhũng chưa lan tỏa mạnh mẽ xuống cấp dưới. Sở dĩ có hiện tượng này là vì người dân chưa tin vào công cuộc chống tham nhũng. Còn ở Nga thì có thêm một nguyên nhân  là sự xung đột giữa các phe nhóm, đảng phái chính trị".- Một chuyên gia phân tích chính trị, quân sự và các vấn đề quốc tế nói với Sputnik.

"Lò đốt vĩ đại" tiếp tục cháy

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian vừa qua đã thu được những kết quả rất lớn, đang được quần chúng nhân dân tin tưởng và đặt nhiều hy vọng. Nhà nước thu hồi một khối lượng lớn các tài sản bị thất thoát, bị chiếm đoạt do tham nhũng, ước tính tới hàng trăm nghìn tỷ VND.

Tham nhũng và lộng hành quyền lực trên chính trường Việt Nam

Nhưng, công cuộc chống tham nhũng còn nhiều khó khăn, phức tạp do thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi, sự phát triển kinh tế trên các lĩnh vực kinh tế mới sản sinh ra những hình thức tham nhũng mới. Công tác giáo dục, phổ biến pháp luật còn hạn chế. Người Việt Nam cũng chưa mạnh dạn đặt niềm tin ở mức độ cao và công cuộc chống tham nhũng hiện nay. Đó là những khó khăn và cản trở lớn trong tiến trình làm trong sạch các cơ quan công quyền, từ trên xuống dưới.

Bên cạnh đó, các thế lực chống phá Việt Nam ở cả trong và ngoài nước luôn lợi dụng việc chống tham nhũng để xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, chia rẽ nội bộ, làm nhiễu loạn thông tin. Tuy nhiên, công cuộc diệt trừ tận gốc "giặc nội xâm", tạo môi trường hòa bình, ổn định, lãnh mạnh để tiếp tục phát triển kinh tế — xã hội tại Việt Nam vẫn tiếp tục. "Lò đốt vĩ đại" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục cháy.

 

Thực hiện: Hoàng Hoa

Thảo luận