Vì vậy, trên thao trường ngoại ô Moskva "Alabino", nơi diễn ra các cuộc thi "Tank Biathlon" và "Nhà bếp dã chiến", đã có một khu vực giải trí rộng rãi chủ đề kỹ thuật quân sự và quân đội — yêu nước. Khách tham dự có thể làm quen với các thiết bị quân sự có trong trang bị quân đội Nga: BTR-82, BMP-2, BMP-3, T-72B3, T-80, T-90, pháo tự hành "MSTA-C". Đây không phải là các bản sao để triển lãm, mà là những cỗ máy thực sự. Bạn có thể chạm vào chúng, thậm chí trèo lên trên. Chỉ không thể vào bên trong, và lý do không phải vì bí mật quân sự, mà chỉ là việc đảm bảo an toàn.
Bên cạnh triển lãm thiết bị quân sự trong một nhà chứa máy bay khá rộng, còn có các thiết bị mô phỏng dùng để huấn luyện lính trẻ trong các đơn vị đào tạo và học viên các trường quân sự.
"Khu vực bắn súng" được công ty FireTag dân sự điều hành. Công ty đã tồn tại hơn năm năm, không chỉ đào tạo bắn súng, mà quan trọng nhất là các quy tắc và văn hóa ứng xử với vũ khí. Trên trường bắn "Alabino", công ty tổ chức khu vực "bắn" chỉ trong những ngày thi "Tank Biathlon", còn địa điểm chính của họ nằm ở công viên văn hóa và vui chơi giải trí "Patriot" thuộc Bộ Quốc phòng. Và hoạt động thường xuyên.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhân viên công ty Alexey đã nói như sau:
"Nhiệm vụ chính của" Bảo tàng Vũ khí " chúng tôi là phổ biến việc kinh doanh vũ khí, thể thao bắn súng và giáo dục tinh thần yêu nước. Ở Nga, hóa ra, nhiều người chưa bao giờ cầm vũ khí trong tay, không biết cách xử lý. Tất cả họ đều quan tâm, rất vui mừngkhi được làm quen với tất cả các mẫu vũ khí của Liên Xô từ Thế chiến thứ Hai, với các khẩu súng hiện đại của Nga, súng phóng lựu, mặt nạ phòng độc. Chúng tôi dạy cho giới trẻ về văn hóa ứngxửvới vũ khí. Công ty chúng tôi có khóahuấnluyện"người lính trẻ", trong đó có những phương pháp sửdụngan toàn các loại vũ khí, trò chơi FireTag, dùngvũ khí đầu đạnrỗngvới con trỏ laser "ngắmtrúngmục tiêu". Trong trò chơi này có tất cả mọi thứ: ánhsángnhấpnháy, tiếng ồn của các phátbắn, ánhlửathực sự và cả"tắc đạn". Thựctế chiến đấu được mô phỏng càng thật càng tốt mà không có bất kỳ nguy hiểm cho những người tham gia trò chơi".
Trong thời Xô Viết, nhiều chàng trai (và cô gái) thường chơi trò chơi "chiến tranh" với vũ khí đồ chơi. Nhưng đó không phải là bản sao chính xác của các mẫu vũ khí. Và hiện giờ, là các trò chơi tương tự, nhưng với vũ khí gần như thật, súng trường, súng máy, súng phóng lựu. Không phải ai cũng thích điều này; trong xã hội Nga có dư luận phổ biến là mối quan tâm tiếp xúc sớm với vũ khí có thể làm tổn thương một thiếu niên, đánh thức "bản năng động vật": sự tàn bạo, hiếu chiến, mong muốn giải quyết bất kỳ thách thức nào trong cuộc sống bằng sức mạnh, với "nòng súng" trong tay.
Đại diện của công ty FireTag coi những nỗi sợ như vậy là không cần thiết:
"Trong thực tế, văn hóa ứngxửvớivũ khí không nhằm mục đích gây hấn, mà để tự vệ hoặc bảo vệ nhữngngười vì nhiều lý do không thể tự bảo vệ mình. Một người biết cáchxửlý đúng đắn một vũ khí, có những kiến thức đúng đắntrong lĩnh vực vũ khí, bao gồm — từ quan điểm đạo đức — sẽ không bao giờ "giải quyết vấn đề" bằng vũ lực. Việc sử dụng vũ khí là phương pháp cực đoan nhất, khi không còn cách nào khác. Và mục đích chính của vũ khí nhỏ dànhcho dân thường — chỉlà tự vệ, nghiêm chỉnh trong các tiêu chuẩn và quy tắc. Và ở cấp quốcgia cũng nên như vậy", Alexey tin tưởng.