Vụ Bamboo Airways bị tuýt còi nhầm: Đơn vị cấp phép tên miền lên tiếng

VNNIC nhìn nhận, sự việc xảy ra là rất đáng tiếc cho Bamboo Airways. Công ty Hàng không Tre Việt chưa nắm bắt được việc đăng ký sử dụng bao vây các tên miền để bảo vệ thương hiệu dẫn tới trường hợp đáng tiếc như vậy và phải chạy theo giải quyết, Infonet cho biết.
Sputnik

Ngày 14/8, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản nhắc nhở Công ty TNHH Hàng không Tre Việt về đăng tải thông tin không chính xác về Bamboo Airways. Tuy nhiên, website bị Cục nhắc đến trong văn bản nhắc nhở không thuộc sở hữu của hãng này.

Bamboo Airways: Hàng loạt tuyên bố gây sốc và canh bạc lớn của tỷ phú Trịnh Văn Quyết

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cơ quan quản lý nhà nước về tên miền quốc gia ".vn", nhìn nhận, sự việc này xảy ra là rất đáng tiếc cho Bamboo Airways. Công ty TNHH Hàng không Tre Việt chưa nắm bắt được việc đăng ký sử dụng bao vây các tên miền để bảo vệ thương hiệu dẫn tới  trường hợp đáng tiếc như hiện tại và phải chạy theo giải quyết vấn đề. 

Theo VNNIC, việc đăng ký, sử dụng tên miền ".vn" theo "nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, đăng ký trước được quyền sử dụng trước".

Bamboo Airways tuyên bố trả lương phi công "cực khủng", được ở resort, đánh golf miễn phí
Tại Khoản 3 Điều 68 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 quy định: "Tổ chức cá nhân đăng ký và sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin đăng ký và bảo đảm việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có trước ngày đăng ký."  và "phải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng tên miền đăng ký theo đúng quy định của pháp luật về tài nguyên Internet" (Khoản 1, Điều 7, Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT).

Do vậy, chủ thể đăng ký sử dụng bambooairway.vn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng tên miền theo quy định pháp luật.

Sự việc bị đưa tin trên website gây nhầm lẫn của Bamboo Airways, theo VNNIC, đã đủ cơ sở để Bamboo Airways kiện hay đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ thu hồi tên miền mạo danh hay chưa? Bamboo Airways cần  và nên làm gì trong trường hợp này, VNNIC cho biết:

Nợ nần của doanh nghiệp đại gia Trịnh Văn Quyết ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật Công nghệ thông tin và Điều 16 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, vụ việc Bamboo nêu ra liên quan đến việc chủ thể sử dụng tên miền bambooairway.vn trùng với tên thương mại của Công ty Hàng không Tre Việt được xếp vào nhóm vụ việc thuộc tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" và được giải quyết theo các hình thức giải quyết tranh chấp như thông qua thương lượng, hòa giải; Thông qua trọng tài; Khởi kiện tại tòa án.

VNNIC nhận định, trường hợp Công ty Hàng không Tre Việt cho rằng chủ thể đăng ký sử dụng tên miền bambooairway.vn có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi chủ thể tên miền sử dụng tên miền trùng hoặc có thành phần tương tự, giống tên thương mại đã được bảo hộ của Bamboo,  đồng thời có những hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của mình…, Tre Việt có thể đề nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp và trang thông tin điện tử để yêu cầu xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp và quản lý nội dung trang thông tin điện tử.

Bamboo Airways của đại gia Trịnh Văn Quyết "chơi lớn"
Tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan chức năng có thể áp dụng các hình thức xử phạt: cảnh cáo, phạt tiền, buộc thay đổi thông tin đăng tải trên Website,… hay thậm chí đối với một số  trường hợp nhất định cơ quan chức năng xem xét áp dụng biện pháp thu hồi tên miền nhằm chấm dứt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ. Việc thực hiện xử phạt hành chính đối với chủ thể tên miền có hành vi vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ là hoàn toàn độc lập với việc giải quyết tranh chấp tên miền. Việc thu hồi tên miền (nếu có) chỉ là một biện pháp hành chính để cưỡng chế chấm dứt hành vi vi phạm của chủ thể tên miền, tên miền sau khi thu hồi không ưu tiên cấp lại cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. 

— Trường hợp thứ hai, cá nhân/tổ chức là chủ thể quyền cho rằng việc xung đột đó là tranh chấp trong việc đăng ký, sử dụng tên miền thì cần giải quyết vụ việc theo các hình thức giải quyết tranh chấp đã được quy định bao gồm: 1/ Thông qua thương lượng, hòa giải; 2/ Thông qua trọng tài; 3/ Khởi kiện tại tòa án (đã được quy định tại Điều 76, Luật Công nghệ thông tin và Điều 16, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng). Các bên hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức phù hợp trong ba hình thức giải quyết nêu trên để giải quyết các tranh chấp phát sinh.

VNNIC khẳng định, cơ quan quản lý tên miền (VNNIC) — Bộ TTTT chỉ can thiệp tác động vào các tên miền có tranh chấp (giữ nguyên hiện trạng hoặc thu hồi tên miền — thu hồi tên miền để ưu tiên cho bên nguyên đơn đăng ký lại) khi có kết quả cuối cùng của quá trình giải quyết tranh chấp theo quy định tại Khoản 4, Điều 16 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền.

Thảo luận