Bamboo Airways: Hàng loạt tuyên bố gây sốc và canh bạc lớn của tỷ phú Trịnh Văn Quyết

© Ảnh : FLC/VnMediaÔng Eric Schulz và ông Trịnh Văn Quyết bên mô hình máy bay A321NEO.
Ông Eric Schulz và ông Trịnh Văn Quyết bên mô hình máy bay A321NEO. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
FLC lấy đâu ra 8,6 tỷ USD để mua 44 tàu bay Boeing và Airbus?

Hàng loạt tuyên bố gây sốc

Cuối cùng, Bamboo Airways — hãng hàng không của Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cũng đã gần chạm đến "đích" bay khi cuối tuần qua, đại diện Cục Hàng không VN khẳng định, hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của hãng đủ điều kiện để bay.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch FLC nói về 'đứa con cưng' Bamboo Airway

"Chúng tôi đang trình Bộ GTVT xem xét, phê duyệt", lãnh đạo Cục Hàng không VN khẳng định và cho biết thêm: Nếu hồ sơ xin cấp phép của Bamboo Airways được phê duyệt, việc hãng này bay vào ngày 10/10 như công bố trước đó là hoàn toàn có khả năng.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trịnh Văn Quyết cho hay, sẽ triển khai hoạt động bay ngay từ tháng 10 và hiện đã chuẩn bị đủ nhân sự phi công, tiếp viên, các bộ phận mặt đất. Bamboo Airways cũng không định vị là một hãng hàng không giá rẻ mà sẽ là một hãng hàng không 5 sao.

Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam
Kiêu ngạo và mạo hiểm: Bamboo Airways có thể 'đốt' tiền rất nhanh
Bỏ qua những e ngại về những khó khăn trong thời gian đầu cũng như bác câu hỏi của phóng viên về việc dự kiến lỗ theo kế hoạch bao lâu, "cha đẻ" của Bamboo Airways khẳng định, "sẽ có lãi ngay sau khi đi vào hoạt động". Ông Quyết thậm chí còn khẳng định, việc nhiên liệu liên tục tăng giá trong thời gian qua sẽ "không hề ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của Bamboo Airways" và "tất cả đã nằm trong tính toán".

Trong khi đó, đại diện các hãng hàng không đều khẳng định, giá nhiên liệu là một trong những vấn đề "đau đầu" nhất hiện nay. Ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Kế toán của Vietnam Airlines cho biết, chi phí xăng dầu bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi phí hoạt động, những lúc cao nhất lên đến 38%. Cũng theo ông Hiền, với quy mô của Vietnam Airlines, cứ mỗi USD giá dầu tăng thêm, chi phí của DN này tăng theo khoảng 230 tỷ đồng/năm. Xu hướng giá dầu tiếp tục tăng như hiện nay, nhiều khả năng tiệm cận mức bình quân cả năm là 85 USD. Đây chính là yếu tố khiến cho kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2018 của Vietnam Airlines ước giảm 30% so với thực hiện năm 2017, đạt 1.917 tỷ đồng, trong khi mục tiêu doanh thu hợp nhất dự kiến tăng trưởng 14% lên 97.000 tỷ đồng.

Tăng vốn điều lệ thêm 600 tỷ, Bamboo muốn khai thác trên 30 tàu bay

Phi công Việt Nam bay trên máy bay tuần tra săn ngầm C-295 MPA - Sputnik Việt Nam
Bamboo Airways tuyên bố trả lương phi công "cực khủng", được ở resort, đánh golf miễn phí
Thông tin trên được Tổng giám đốc Bamboo Airways Đặng Tất Thắng xác nhận với PV Báo Giao thông bên lề Hội thảo Phát triển hàng không — Chắp cánh du lịch mới diễn ra cuối tuần qua tại Thanh Hóa.

"Thủ tướng đã chấp thuận chủ trương đầu tư hãng hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) với 10 tàu bay. Tuy nhiên, theo Luật Hàng không, chúng tôi đã quyết định tăng vốn điều lệ lên thêm 600 tỷ đồng để có thể khai thác trên 30 tàu bay. Cùng với việc tăng vốn như vậy, chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục khác đúng theo quy định của pháp luật", ông Thắng thông tin.

Liên quan đến tàu bay khai thác của Bamboo Airways, điều khiến dư luận quan tâm chính là FLC lấy đâu ra lượng tiền khổng lồ để chi trả cho 2 thương vụ trị giá 8,6 tỷ USD (gần 200.000 tỷ đồng) với Boeing (20 tàu B787-9) và Airbus (24 tàu A321neo).

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam
Bamboo chi khủng mua máy bay: Chắc ăn hay mạo hiểm điên rồ?
Trong khi Chủ tịch Trịnh Văn Quyết tự tin khẳng định với PV Báo Giao thông về việc mua máy bay bằng "vốn tự có và vốn vay" và "hiện đã rất nhiều định chế tài chính đã cho FLC vay để mua số máy bay này" thì nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra nghi ngờ.

Thực tế, tại ĐHCĐ thường niên 2018 của FLC mới đây, ông Quyết cho biết, cả Airbus và Boeing đều cam kết có công ty tài chính đứng ra thu xếp vốn với số tiền lên tới 80%, tức công ty chỉ phải bỏ ra khoảng 20% vốn hợp đồng. 

Dựa trên tỷ lệ này, số tiền Bamboo Airways cần có cho cả hai hợp đồng với Airbus và Boeing ở vào khoảng 1,7 tỉ đô la Mỹ, tương đương 39.000 tỷ đồng, vượt khá xa so với tổng tài sản của FLC (khoảng 23.600 tỷ đồng theo báo cáo tài chính mới nhất, cuối quý I/2018).

Đáng nói, phản hồi bình luận của Washington Post rằng "thương vụ mua 20 máy bay 787-9 được xem là "bất thường" với một hãng hàng không khởi nghiệp", CEO Bamboo Airways Đặng Tất Thắng nói: Mỗi hãng có một chiến lược riêng. "Với FLC, ngay từ khi làm bất động sản, chúng tôi luôn đi thị trường ngách. Rất nhiều người từng nhận định, FLC sẽ không thể thành công được, nhưng thực tế chứng minh chúng tôi đã rất thành công. Với hàng không, chúng tôi cũng sẽ như vậy", ông Thắng tự tin.

Máy bay Bamboo Airways A321neo - Sputnik Việt Nam
Bamboo Airways tự tin đến mức kiêu ngạo hoặc có túi tiền thực sự rủng rỉnh
Được hỏi tại sao lại quyết định chi hàng tỷ USD để mua máy bay khi chưa có cấp phép từ phía cơ quan quản lý, ông Thắng nói: Cứ đợi tuần tự, khi có mọi thứ về giấy tờ xong mới mua máy bay thì doanh nghiệp lại rơi vào thế bị động. Như với bất động sản, chúng tôi vẫn thường thực hiện những bước chuẩn bị trước khi có những thủ tục pháp lý cần thiết. Thực tế đã chứng minh, việc chúng tôi làm hoàn toàn đúng đắn về chiến lược, đặc biệt là ngày 9/7, Bamboo Airways đã chính thức có chủ trương của Chính phủ. Bây giờ, chúng tôi chỉ tập trung hoàn tất các bước cuối cùng để có thể cất cánh vào cuối năm nay.

Trao đổi Báo Giao thông về việc theo Quyết định phê duyệt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2023, Bamboo Airways sẽ chỉ khai thác 10 tàu bay, trong khi đó DN này đã đăng ký mua tới 44 tàu bay của Airbus và Boieng, lãnh đạo Cục Hàng không VN cho biết: Hiện, vốn điều lệ của Bamboo Airways theo đăng ký chỉ là 700 tỷ đồng, căn cứ theo Nghị định 92 của Chính phủ, DN này chỉ được khai thác tối đa 10 tàu bay nếu bay quốc tế.

Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam
Ông Trịnh Văn Quyết lấy tiền đâu để làm Bamboo Airways?
Riêng đối với hợp đồng mua tàu bay, đây thuộc quyền tự do kinh doanh của DN. DN có thể mua và cho thuê lại, bán lại, hoặc lập hãng hàng không liên doanh ở nước ngoài. Chỉ khi nào DN đưa tàu về VN khai thác quá số lượng cho phép thì QLNN mới can thiệp.

Được biết, 24 tàu bay A321NEO của Bamboo Airways sẽ được giao rải rác từ năm 2019 — 2025. Trong khi đó, lô 20 tàu bay Boeing 787-9 sẽ nhận chiếc đầu tiên vào tháng 4/2020 và kết thúc hợp đồng trong năm 2021.

Theo Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, Hợp đồng ký mua 20 tàu bay B787-9 ký với Boeing là để phục vụ kế hoạch khai thác đường bay thẳng đến Mỹ. Sau hợp đồng của Bamboo Airways với Boeing thì tập đoàn này cũng có cam kết là sẽ có hỗ trợ tối đa để hãng có thể mở đường bay đến Mỹ nếu Cục Hàng không VN được Cục Hàng không Liên bang Mỹ phê chuẩn CAT1.Dự kiến, tháng 4/2020, Bamboo Airways sẽ nhận máy bay của Boeing. Đây cũng là thời điểm hãng hàng không này kỳ vọng sẽ mở được chuyến bay thẳng đầu tiên đến Mỹ với điểm đến là Los Angeles.

Theo: Báo Giao Thông

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала