Lời hứa của Tư lệnh Lục quân Mỹ dành cho Việt Nam và khu vực châu Á- Thái Bình Dương

Đại tướng Robert B. Brown, Tư lệnh Lục quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, cho biết Mỹ khẳng định cam kết phục vụ cho ổn định, hoà bình trong khu vực và trên thế giới, cũng như ủng hộ việc hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, NLĐ cho biết.
Sputnik

Sáng nay 20-8, tại Hà Nội, đã khai mạc hội thảo Quản lý Lục quân Thái Bình Dương lần thứ 42 (PAMS-42) với sự tham dự của đại biểu lục quân 27 nước khu vực Ấn Độ Dương — châu Á — Thái Bình Dương.

Có gì đáng ngạc nhiên gắn với chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ đến hải cảng Việt Nam?

Với sự đồng chủ trì của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và Bộ Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Mỹ, hội thảo diễn ra từ ngày 20 đến 23-8 với sự tham gia của các nước: Anh; Ấn Độ; Úc; Bangladesh; Campuchia; Canada; Chile; Fiji; Hàn Quốc; Mỹ; Indonesia; Lào; Malaysia; Myanmar; Mông Cổ; Nepal; Nhật Bản; New Zealand; Papua New Guinea; Pháp; Philippines; Singapore; Sri Lanka; Thái Lan; Tonga; Trung Quốc; Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai, đồng chủ trì PAMS-42. Với sự tham dự của đại biểu lục quân của 27 nước khu vực Ấn Độ Dương — châu Á — Thái Bình Dương.

Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu khai mạc hội thảo

Hải quân Mỹ đang toan tính gì ở châu Á-Thái Bình Dương khi Trump thăm Việt Nam?
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh: Khu vực Ấn Độ Dương — châu Á — Thái Bình Dương thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều loại hình thiên tai khác nhau như bão, lũ, động đất, núi lửa phun, thậm chí sóng thần… Chủ đề hội thảo "Hợp tác giữa lục quân các nước khu vực Ấn Độ Dương — châu Á — Thái Bình Dương trong hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa" là hết sức thời sự và thiết thực. Đây là cơ hội để cùng trao đổi, chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm trong triển khai cũng như thúc đẩy hợp tác giữa các lực lượng quân đội khu vực trong công tác hỗ trợ nhân dạo và cứu trợ thảm họa.

Trao đổi với phóng viên tại buổi họp báo của 2 đồng chủ trì ngay sau lễ khai mạc, Đại tướng Robert B. Brown, Tư lệnh Lục quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, cho biết Mỹ tham dự hội thảo với tư cách khẳng định cam kết phục vụ cho ổn định, hoà bình trong khu vực và trên thế giới, cũng như ủng hộ việc hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa.

Thượng tướng Phạm Hồng Hương, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, và Đại tướng Robert B. Brown, Tư lệnh Lục quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương

Tại sao Mỹ "loại" Trung Quốc nhưng lại mời Việt Nam tham gia tập trận RIMPAC 2018?
Theo Đại tướng Robert B. Brown, đây là lần đầu tiên Việt Nam đồng tổ chức PAMS khẳng định sự tham gia và vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong khu vực cũng như trên quốc tế.

Đại tướng Robert B. Brown cũng khẳng định khi Mỹ tham gia hội thảo, Mỹ luôn luôn sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ, giúp đỡ với tất cả các quốc gia thành viên của hội thảo.

"Khi nào những quốc gia cần tới sự hỗ trợ, chúng tôi sẽ không bao giờ từ chối những lời cầu viện sự giúp đỡ đó. Cũng như tất cả các quốc gia khác, chúng ta sẽ cùng hợp tác, chung tay đối mặt với thảm hoạ, cùng nhau đưa ra những giải pháp để ứng phó, hỗ trợ, cứu được nhiều sinh mạng người dân trong thảm hoạ. Việt Nam cũng đã có những hỗ trợ Mỹ và chúng tôi cũng đã hỗ trợ Việt Nam đối mặt thiên tai"- Tư lệnh Lục quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương khẳng định.

Ông cũng cho rằng khu vực Ấn Độ Dương — châu Á — Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, thảm họa khi 7/10 người chết do ảnh hưởng của thiên tai. Không chờ đến khi thảm họa xảy ra, chúng ta phải cùng nhau hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm, thông tin ứng phó.

"Quan trọng là chúng ta có cơ chế trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, phát triển những kỹ năng, kỹ thuật mới để ứng phó với thiên tai, thảm họa".

Thượng tướng Phạm Hồng Hương, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, và Đại tướng Robert B. Brown, Tư lệnh Lục quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương

Trung Quốc triển khai "kẻ giết người" xuống Hoàng Sa và thông điệp đến quan hệ Việt - Mỹ
Thượng tướng Phạm Hồng Hương, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, cho biết tại Việt Nam, bất cứ khi nào chịu ảnh hưởng của thiên tai, lực lượng quân đội luôn có mặt sớm nhất để hỗ trợ, điều đó chứng tỏ quân đội Việt Nam có sự chuẩn bị tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm hoạ. Quân đội Việt Nam đang tiến lên chính quy, hiện đại, cùng với đó là nâng cao năng lực hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm hoạ, trước hết cho nhân dân Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ nhân dân các nước khác khi có yêu cầu cần sự hỗ trợ của Việt Nam.

"Đối với người dân trong nước hay các nước trong khu vực, quân đội Việt Nam sẽ làm hết sức mình để người dân vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai vượt qua khó khăn, mất mát, sớm trở lại cuộc sống bình thường"- Thượng tướng Phạm Hồng Hương nhấn mạnh.

Hội thảo thu hút sự tham gia của đại biểu lục quân từ 27 quốc gia

PAMS-42 có 3 phiên họp toàn thể:

Trung Quốc ngoại giao khôn khéo với Việt Nam trong bối cảnh mâu thuẫn sâu sắc với Mỹ
Phiên toàn thể thứ nhất: "Ứng phó ban đầu của các lực lượng lục quân trong hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa". Diễn giả của lực lượng phòng vệ Nhật Bản và Quân đội nhân dân Việt Nam thuyết trình các chuyên đề liên quan.

Phiên toàn thể thứ hai: "Hợp tác đa phương trong hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa". Diễn giả của quân đội Nepal, Quân đội nhân dân Việt Nam và Giám đốc Trung tâm Điều phối hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm hoạ khu vực (RHCC) thuyết trình các chuyên đề liên quan.

Phiên toàn thể thứ ba: "Nâng cao vai trò của hợp tác khu vực trong hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa". Diễn giả của New Zealand, Hoa Kỳ và Quân đội nhân dân Việt Nam thuyết trình các chuyên đề liên quan.

Bên lề PAMS-42, Bộ Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Mỹ sẽ tổ chức hội nghị lãnh đạo hạ sĩ quan lần thứ 4 (SEL-4) và mời Bộ Quốc phòng Việt Nam cử cán bộ tham dự với tư cách quan sát viên. Hội nghị có 12 nước tham dự, bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, New Zealand, Canada, Hàn Quốc, Papua New Guinea, Tonga, Philippines, Fiji, Mông Cổ, Pháp, Sri Lanka.

“Đó là một địa ngục thực sự”. Việt Nam trải qua cuộc tấn công hóa học của Mỹ như thế nào?
PAMS là một hội nghị quân sự đa quốc gia thường niên, tạo một diễn đàn cho các sĩ quan cấp cao thuộc lực lượng lục quân và an ninh của các nước trong khu vực trao đổi quan điểm. Đây không chỉ là một diễn đàn nhằm nâng cao sự hiểu biết về các chủ đề được quan tâm, mà còn là cơ hội để thiết lập và tăng cường vững chắc mối quan hệ giữa những nhà lãnh đạo tương lai của các lực lượng lục quân và an ninh trong khu vực. Các sự kiện trong khuôn khổ PAMS không chỉ giúp thúc đẩy sự tin cậy giữa quân đội các nước mà còn là cơ hội để quân đội nước chủ nhà giới thiệu văn hoá, lịch sử, tiềm lực quân sự.

PAMS-42 được tổ chức tại Hà Nội lần này tạo diễn đàn, cơ hội để lực lượng lục quân các nước trong khu vực trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác nhằm đối phó với thảm họa thiên tai, góp phần duy trì ổn định khu vực; tạo cơ hội để thiết lập và tăng cường mối quan hệ giữa những nhà lãnh đạo lục quân trong tương lai. Đồng thời, PAMS 42 góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hiểu biết và tin cậy giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước trong khu vực Ấn Độ Dương — châu Á — Thái Bình Dương; thể hiện vai trò "tích cực, chủ động và có trách nhiệm'' của Quân đội nhân dân Việt Nam trong các vấn đề chung của khu vực; góp phần quảng bá và nâng cao hình ảnh, vị thế Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thảo luận