Biển Đông

Ai thực sự bảo vệ chủ quyền của Philippines?

Gần đây, khi phát biểu tại Manila, Trợ lý Thư ký An ninh Quốc gia Mỹ Randall Schriver cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn là "đồng minh tốt" của Philippines và sẽ giúp nước này có "phản ứng thích hợp" đáp trả Trung Quốc, nếu Bắc Kinh tấn công Philippines, nhà quan sát phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết. Điều gì dẫn đến tuyên bố như vậy?
Sputnik

Chúng ta đều biết rằng Philippines, cũng như một số nước khác ở Đông Nam Á, đang có gây tranh chấp trong quan hệ với Trung Quốc về một số đảo ở Biển Đông. Đặc biệt, Philippines và Trung Quốc đã nhiều lần đứng trên bờ vực chiến tranh do lãnh thổ xung quanh Bãi cạn Scarborough.

Duterte: Mỹ là ai mà cấm Philippines mua vũ khí Nga?

Có thể thấy rằng từ khi Rodrigo Duterte trở thành Tổng thống Philippines, cách tiếp cận của Manila trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đã có một số thay đổi. Tổng thống Duterte quyết định rằng hợp tác với Trung Quốc (đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế) sẽ tốt hơn là đối đầu với quốc gia mạnh nhất châu Á. Ông nhiều lần tuyên bố rằng quân đội Philippines sẽ không cầm cự nổi một ngày nếu khởi chiến với Trung Quốc.

Tuy nhiên, không có căn cứ gì để nghĩ rằng vì tình hữu nghị với Trung Quốc, ông Duterte sẵn sàng hy sinh chủ quyền quốc gia. Cách đây không lâu, khi phát biểu tại Quốc hội với thông điệp gửi nhân dân cả nước, ông nói:

"Cải thiện mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc không có nghĩa là chúng ta từ bỏ việc bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Tây Philippines (Philippines gọi Biển Đông bằng cái tên như vậy)."

Tổng thống Duterte tìm cách tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước, đặc biệt là thiết lập hợp tác quân sự với Trung Quốc và Nga.

Tàu Trung Quốc ở gần Bãi cạn Scarborough, Biển Đông

Tuy nhiên, Duterte không ủng hộ việc giải quyết vấn đề chủ quyền bằng vũ lực, nhiều lần ông nói rõ rằng Manila và Bắc Kinh nên giải quyết các tranh chấp lãnh thổ bằng phương tiện ngoại giao. Mấy hôm trước, Tổng thống Rodrigo Duterte kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc thay đổi cách ứng xử của mình ở Biển Đông, chấm dứt đe dọa các nước có tàu và máy bay đang ở gần quần đảo tranh chấp. Quả thật, từ những phát biểu của Trung Quốc, đôi khi có cảm tưởng rằng trận chiến sắp nổ ra. Người Mỹ cũng không chịu lép vế. Họ đáp trả tuyên bố của Trung Quốc rằng tàu thuyền Mỹ vẫn sẽ đi lại trong vùng biển này và máy bay Mỹ vẫn tiếp tục bay trên các hòn đảo.

Dutherte chẳng dễ dàng gì trong việc chứng tỏ thái độ thân thiện trong quan hệ với Trung Quốc. Khảo sát gần đây cho thấy chỉ có 17% ​​số người được hỏi ở Philippines tin tưởng Trung Quốc (ở Mỹ có 74% số người được hỏi tin cậy).

Lời hứa của Tư lệnh Lục quân Mỹ dành cho Việt Nam và khu vực châu Á- Thái Bình Dương

Một ví dụ khác về tâm trạng bài Trung hiện nay: Trong các phương tiện truyền thông Philippines bắt đầu xuất hiện các bài viết nói rằng bất chấp những lời hứa hẹn của mình, Trung Quốc rất ít giúp đỡ Philippines trong lĩnh vực hợp tác kinh tế. Thực ra, trong chuyện này các quan chức địa phương có lỗi. Dư luận Philippines cũng lên tiếng đòi tổng thống phải tuân thủ phán quyết của Tòa án La Haye, hai năm trước đây đã thừa nhận rằng tham vọng chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông là bất hợp pháp.

Khi đến Manila, quan chức cao cấp của Mỹ Randall Schriver quyết định lợi dụng tâm trạng chống Trung Quốc. Ông Schriver cũng cố gắng cảnh báo chính quyền Philippines trong việc mua tàu ngầm của Nga. Ông ta công khai tuyên bố rằng, đối với Manila, Mỹ là đối tác tốt hơn so với Nga.

Rõ ràng là Washington không hề nghĩ nhiều về việc bảo vệ chủ quyền của Philippines, mà chỉ xúi giục các quốc gia Đông Nam Á chống Trung Quốc và Nga. Vâng, trong chuyện này không có điều gì mới mẻ.

Thảo luận