Khác biệt và tương đồng. F-16 và MiG-29 không thua kém nhau ở chỗ nào

40 năm trước, vào tháng 8 năm 1978, trong trang bị của Không lực Hoa Kỳ có chiến đấu cơ đa năng hạng nhẹ thế hệ thứ tư F-16 Fighting Falcon.
Sputnik

Tổng cộng, đến năm 2018, hơn 4.500 chiếc máybaythuộc loại này đã được xuấtxưởng- một kỷ lục thế giới tuyệt đối trongchủngloạitiêmkíchhạng nhẹ. Cònvề khả năng bayvà chiến đấu củaF-16 thì ngang hàng với đối thủ cạnh tranh chính củanó là  chiến thuật cơ mặttrậnNgaloạiMiG-29 (MiG-35). Sputnikgiớithiệubàiviếtphântíchsự tương đồngvà khác biệt của các mẫumáybayđược thực hiện gần như cùnglúcnày.

MiG-29 hoặc F-16: Slovakia thực hiện sự lựa chọn chiến lược

Những năm 1970, trong Không lực Hoa Kỳ đi đến kết luận về tính cần thiết của những máy bay giá thành rẻ, đơn giản và kết cấu hợp lý — chiến đấu cơ mặt trận chiến thuật đã giành ưu thế cục bộ trên không trung. Lựa chọn của Lầu Năm Góc dừng lại ở sáng chế của tập đoàn General Dynamics, — tiêm kích F-16. Về mặt cấu trúc, nó thuộc sơ đồ cánh đơn kinh điển, với một động cơ ở phần sau và cánh cân đối giữa thân. Trong cỗ máy này tập hợp nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến. Chẳng hạn, đèn pha  hình giọt nước sáng liên tục cung cấp cho phi công tầm nhìn bao quát tuyệt vời từ buồng lái. Cánh tay phía bên điều khiển máy bay (saidestick) tác động tích cực đến hình thái học của chiến đấu cơ và thuận tiện cho thuật lái. Có bốn phiên bản sửa đổi căn bản của máy bay. Hai mẫu gần đây nhất (F-16C và F-16D) là phổ biến hơn cả. Trong đội ngũ máy bay chiến đấu chỉ riêng của Không lực Hoa Kỳ đã gồm hơn 1.000 chiếc F-16C/D. Máy bay tiêm kích đạt tốc độ 2.120 km/h ở độ cao khoảng 12 km. Bán kính chiến đấu tối đa là 1.760 km, khối lượng cất cánh đến 22 tấn. Có khả năng mang theo nhiều loại vũ khí. F-16 rất khó phát hiện trực quan, nó khá đơn giản và thoải mái trong thuật lái nhờ hệ thống điều khiển từ xa bằng điện.

F-16

National Interest xướng danh 5 chiến đấu cơ hàng đầu của Nga
F-16 đã và đang bảo vệ vùng trời của ít nhất là 25 quốc gia, tham dự trong hàng chục cuộc xung đột vũ trang khắp thế giới, cho đến tận chiến dịch của Mỹ và các đồng minh ở Syria. Theo khẳng định của phía Mỹ, chưa từng có một chiếc tiêm kích nào thuộc lớp này chịu thua trong trận không chiến. Tuy nhiên, không ít lần máy bay này bị hỏa lực phòng không từ mặt đất bắn hạ.

Tháng 10 năm 1977, tại Liên Xô đầu tiên phái máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 MiG-29 (mã hiệu của NATO: Fulcrum) cất cánh lên không trung. Các chiến đấu cơ này nhập vào hệ trang bị không quân từ năm 1983. Chức năng chính của máy bay là giành thế thượng phong cục bộ trên không ở khu vực mặt trận tương đối nhỏ trong sự hiệp đồng tác chiến chặt chẽ với lực lượng mặt đất. MiG-29 bảo vệ bộ binh và xe bọc thép trước máy bay đối phương, che chắn các chủ thể  phía sau và chống lại trinh sát đường không của địch. MiG-29 có thể bố trí căn cứ gần như ở tuyến mặt trận, thường đậu được cả ở các sân bay không chuẩn sơ sài.

MiG-29

Nam Tư học Việt Nam chế tạo MiG-29 bằng tre nứa đánh lừa không quân hiện đại NATO? (Ảnh)
MiG-29 Nga khác hẳn với "người Mỹ cùng lớp". Nó được chế tạo theo sơ đồ khí động học không tách rời, với cánh đặt thấp, hai lườn cân bằng  và hai động cơ RD-33. Máy bay cho tổng lực đẩy trong đốt sau 17 000 kgf kilogram-force, khiến tiêm kích thoải mái dư sức cất cánh với trọng lượng 15 tấn. Chiến đấu cơ tăng tốc đến 2.450 km/h, vượt hơn F-16 trong cận chiến trên không (theo chiều thẳng đứng), và nói chung nó linh hoạt hơn. Nhân đây cần nói, ở những phiên bản đầu, điểu khiển MiG-29 là "cơ khí". Khi các phi công phương Tây có dịp bay trên máy bay này, thì nhiều người thấy cỗ máy quá "cứng", đòi hỏi bỏ ra nhiều sức lực đáng kể để cầm lái. Tuy nhiên, những ai nắm vững thuật lái của tiêm kích Nga thì lại rất hào hứng khi bay với nó.

"Tôi kinh ngạc khi điều khiển cỗ máy này, đặc biệt là khả năng thay đổi hướng bay, — phi công Canada Bob Wade thừa nhận, anh là một trong những phi công phương Tây đầu tiên thử lái MiG-29 — Đây là chiếc tiêm kích với khả năng cơ động tuyệt vời. Tôi có thể nói hoàn toàn chính xác rằng về đặc tính bay thì MiG-29 không hề thua kém những mẫu tương tự của phương Tây, và ở một số khía cạnh thậm chí nó còn vượt xa".

Cả hai máy bay — cuả Mỹ và Nga — đều liên tục được cải tiến nâng cấp. Chẳng hạn,  tháng 10 năm 2015, Mỹ thử nghiệm phiên bản đời chót của "Thần ưng" — F-16V, có tên gọi là "Viper".  Chiếc máy bay đã trải qua kỳ hiện đại hóa quy mô, nhận được radar mới với lưới quét  tích cực, bảng điều khiển mới, tổ hợp EW, bộ kiểm soát hỏa lực, hệ thống ngắm mục tiêu gắn trên mũ bảo hiểm. Không ngẫu nhiên mà một số nhà khai thác nước ngoài vận hành các F-16 đã bày tỏ quan tâm đến việc nâng cấp F-16C/D của họ lên đến mức độ F-16V.

MiG-35: không tốn kém, kịp thời, hiệu quả (Ảnh)

Hậu duệ mới nhất của "29" là máy bay đa năng MiG-35, lần đầu tiên được trình làng tại Triển lãm-Hội chợ hàng không MAKS-2017. Thực chất, đây là  cỗ máy mới về nguyên tắc. Cho ý kiến đánh giá mẫu chiến đấu cơ này, chuyên gia Nga, Đại tá Makar Aksenenko lưu ý:

"Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga cần có loại máy bay đủ sức giải quyết nhiệm vụ đa chức năng trong không gian trận đánh hiện đại trên bầu trời. Con đường ít tốn kém và nhanh chóng nhất để cung cấp tổ hợp hàng không cần thiết cho quân đội là hiện đại hóa mẫu đã có. Cũng như các nước khác, Nga đã hành động rất hợp lý, trang bị cho máy bay MiG-29 các vũ khí triển vọng, hệ thống điện tử kỹ thuật số tiên tiến, hệ thống điều khiển từ xa ba kênh, hoàn thiện động cơ RD-33MK với điều khiển vector đẩy, cũng như radar "Zhuk" với lưới ăng-ten quét pha chủ động và tổ hợp phòng thủ trên khoang. Kết quả là, sức mạnh  chiến đấu của máy bay đã tăng tối thiểu gấp hai lần rưỡi, trong khi chi phí giờ bay thì giảm bớt cũng chừng đó. MiG-35 có thể sử dụng vũ khí với độ chính xác cao để triệt hạ các mục tiêu trên mặt đất, là điều rất quan trọng trên bình diện yểm trợ cho lực lượng bộ binh.

Máy bay MiG-35

Về tiềm năng xuất khẩu của MiG-35, thì mẫu chiến đấu cơ này thực tế đang thu hút sự quan tâm của những khách hàng ưa chuộng tiêm kích Nga như Ấn Độ, Algeria, các nước Đông Nam Á và Mỹ Latinh, thậm chí cả một số nước châu Âu. Nhân đây cần nói thêm,  "kiến trúc" của máy bay Nga này hoàn toàn có thể thích nghi với những loại vũ khí với độ chính xác cao của nước ngoài", — chuyên gia hàng không Nga nhấn mạnh.

Như vậy, F-16 và MiG-29 — nhìn tổng thể là những mẫu máy bay tương đương: là những cựu binh dày dạn, được tôi luyện thử lửa trong những trận không chiến. Có sự khác biệt, nhưng có thể được bù đắp bởi các phi công với trình độ bậc thầy. Còn những phiên bản mới nhất của cả hai loại vẫn sẽ phục vụ trong quân ngũ không chỉ một thập kỷ nữa.

Thảo luận