Chuyên gia Nga: Để sử dụng pháo điện từ, Trung Quốc sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề

Thời gian gần đây, có nhiều tin tức liên quan đến chương trình phát triển vũ khí điện từ của Trung Quốc. Kỹ sư của một trong những viện nghiên cứu quốc phòng đã thông báo cho ấn bản tiếng Trung "Keshi Iibao" về công việc phát triển hệ thống, kết hợp giữa pháo điện từ và tên lửa.
Sputnik

Tên lửa ban đầu sẽ được tăng tốc bằng một khẩu pháo điện từ, và sau đó sử dụng động cơ riêng của nó để bay tiếp. Kết quả là, tầm bắn sẽ được tăng lên. Trong bài này, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin phân tích với Sputnik về chương trình phát triển vũ khí điện từ ở Trung Quốc.

Có nên sợ pháo ray điện từ của Mỹ hay không?
Khoảng sáu tháng trước trên Internet có hình ảnh nguyên mẫu của khẩu pháo điện từ Trung Quốc gắn trên một chiếc tàu đổ bộ được sửa đổi đặc biệt. Nếu các thử nghiệm trên biển của hệ thống này được thực hiện, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn ra biển từ một khẩu súng điện từ. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin gì về các thử nghiệm. Ông cũng chú ý đến thực tế việc con tàu với một sản phẩm sáng tạo và bí mật đã được trưng bày ở một nơi khá nổi bật, không xa một cây cầu với lưu lượng giao thông lớn, nơi nó được chụp ảnh.

Bây giờ báo chí thế giới đang tích cực thảo luận về tin tức  kết hợp giữa pháo điện từ và tên lửa. Về nguyên tắc, không có gì ngạc nhiên trong khái niệm này: đạn phản lực và tên lửa hoạt động tên lửa bắn ra từ nòng pháo đã được sử dụng trong pháo binh, mặc dù không phải rộng rãi. Người ta cho rằng viên đạn như vậy sẽ rẻ hơn nhiều so với một tên lửa thông thường, với cùng một tầm bắn. Tuy nhiên, trong thực tế, việc gia tăng các hệ thống vũ khí như vậy bị các giới hạn.

Vấn đề hạn chế quan trọng nhất đối với tầm bắn không phải là khả năng bắn viên đạn đến tầm xa đến đâu, mà là độ chính xác tại một khoảng cách như vậy. Không có ý nghĩa gì để bắn ở 100 hoặc 300 km nếu độ chính xác thấp đến nỗi viên đạn sẽ sai số trong vòng tròn đường kính vài kilomet. Do đó, để bắn ở khoảng cách xa tương tự, chỉ cần sử dụng viên đạn có điều khiển với hệ thống hướng dẫn riêng. Và ở đây sẽ bắt đầu những khó khăn.

Chuyên gia Nga: Trung Quốc có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào tàu ngầm
Đầu tiên, việc sử dụng thiết bị điều khiển riêng sẽ làm cho giá thành viên đạn pháo đắt hơn, gần như tương đương với giá của tên lửa. Thứ hai, hệ thống  dẫn đường cho đạn pháo có thể có giá cao hơn cả một tên lửa. Viên đạn có kích thước nhỏ hơn tên lửa của hệ thống pháo phóng loạt phản lực. Trong trường hợp này, viên đạn chịu quá nhiều áp lực trong nòng pháo — tất cả những điều này làm phức tạp việc phát triển hệ thống điện tử. Pháo binh hiện đại ở Nga, Mỹ và Trung Quốc sử dụng rộng rãi đạn dẫn đường, nhưng chúng có hệ thống hướng dẫn tương đối đơn giản, hoặc bằng định vị vệ tinh hay dẫn đường laser. Nỗ lực để tạo ra các khẩu pháo hải quân có thể điều khiển tầm xa một trăm kilômét trở lên có vấn đề về giá thành của đạn dược.

Trong trường hợp của khẩu pháo điện từ, xuất hiện khó khăn bổ sung là ảnh hưởng của trường điện từ mạnh trong nòng pháo lên chính các thiết bị điện tử của quả tên lửa. Chúng ta biết quá ít về hiện trạng của chương trình phát triển pháo điện từ Trung Quốc. Điều biết chắc chắn là Trung Quốc đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ vào đó, có lẽ để đánh lạc hướng khỏi một thứ khác. Có khả năng là việc chế tạo pháo điện từ chỉ là một trong những hướng của một chương trình quy mô lớn phát triển các công nghệ quân sự quan trọng trong lĩnh vực tên lửa và thiết bị bay.

Thảo luận