Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Hy Lạp sẽ tác động thế nào đến EU?

Hoa Kỳ đang xem xét khả năng sử dụng tích cực hơn các căn cứ hải quân và không quân của Hy Lạp để thực hiện các hoạt động trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ Mỹ- Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang, tờ The Wall Street Journal viết vào ngày thứ tư.
Sputnik

"Từ quan điểm chính trị, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Hy Lạp đang ở mức cao, và hai nước đều lo lắng về Thổ Nhĩ Kỳ — nước đối tác trong NATO ", — tờ báo dẫn lời một số quan chức Mỹ giấu tên. Theo các quan chức này, Hoa Kỳ cho rằng, hiện có khả năng mở rộng quy mô sử dụng cơ sở hạ tầng quân sự hiện có ở Hy Lạp, cũng như triển khai một số lượng lớn binh sĩ trên cơ sở tạm thời. Tuy nhiên, mặc dù việc sử dụng thường xuyên hơn các căn cứ quân sự ở Hy Lạp có thể đem lại tiềm năng lớn, nhưng, Washington không xem xét điều đó như phương án thay thế hoặc đền bù căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ, nguồn tin của tờ báo cho biết.

Dân Thổ Nhĩ Kỳ đòi đóng căn cứ “Incirlik” dành cho Mỹ
Trong cuộc phỏng vấn Sputnik, cựu nghị sĩ Rifat Sait thuộc Đảng Công lý và Phát triển (AKP), đảng cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu chiến lược của khu vực Balkan,  nhấn mạnh rằng, hành động như vậy của Mỹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Hy Lạp cũng như đến EU nói chung.

"Lập trường của Hoa Kỳ về vấn đề này được biết rõ. Trong  mấy năm liền Hoa Kỳ thực hiện những hành động như vậy ở khu vực Balkan: trước đây ở Bulgaria, và bây giờ đến lượt Hy Lạp. Tôi xin lưu ý đến một số khía cạnh quan trọng.  Trước hết, Hy Lạp, Bulgaria hay bất kỳ quốc gia nào khác không sánh được với Thổ Nhĩ Kỳ về vị trí địa chính trị và tiềm năng quân sự. Và tác giả bài báo trên WSJ cũng thừa nhận điều đó. Thứ hai, trong số các quốc gia mà Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện quân sự, không có nước nào đạt được sự thịnh vượng. Hoa Kỳ chỉ khai thác lãnh thổ của những nước này vì lợi ích của họ, điều đó cuối cùng dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho các quốc gia đó. Hy Lạp cũng không phải là một ngoại lệ, sáng kiến ​​này của Washington sẽ không đem lại lợi ích cho Athens. Hơn nữa, sáng kiến này sẽ có tác động tiêu cực đến EU, mà Hy Lạp là một thành viên. Tôi cho rằng, Đức và Pháp sẽ đặc biệt lo lắng về tương quan lực lượng như vậy. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ không bị ảnh hưởng, vì Ankara thực thi chính sách độc lập trong lĩnh vực an ninh quốc gia và nằm trong tay một công cụ mạnh để gây ảnh hưởng — căn cứ Incirlik", — ông nói.

Theo ông Rifat Sait, những hành động như vậy của Mỹ có thể dẫn đến việc họ sẽ bị phong tỏa ở biển Aegean, "mới đây Nga đã bắt đầu cuộc tập trận lớn "Vostok —2018" với sự tham gia của quân đội Trung Quốc, còn Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi các quan sát viên. Các cuộc tập trận quy mô lớn của Nga khiến Washington thực hiện những bước đi như tăng cường hoạt động quân sự ở Hy Lạp. Nhưng, hoạt động như vậy sẽ không mang lại bất kỳ kết quả cho Hoa Kỳ, ngoài ra, Mỹ có thể bị phong tỏa ở vùng biển Aegean và chỉ tiếp xúc với Hy Lạp và Bulgaria. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá đúng năng lực của mình ở Trung Đông và vùng Caucasus, cũng như ở khu vực Balkan", — ông kết luận.

Newsweek: So sánh mức độ hiện diện quân sự Mỹ và Nga trên thế giới
Vầ phần mình, chuyên gia an ninh Thổ Nhĩ Kỳ Mete Yarar chỉ ra mối liên hệ giữa việc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Hy Lạp và căng thẳng ở vùng Địa Trung Hải tiếp tục leo thang.

"Theo tôi, kế hoạch của Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Hy Lạp không có liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Hai điểm này nên được xem xét riêng. Tôi cho rằng, Washington thực hiện bước này chủ yếu bởi vì Mỹ lo ngại trước việc Nga và Trung Quốc đang củng cố vị thế của mình ở vùng Địa Trung Hải",-  chuyên gia Yarar nói.

Khi bình luận về kế hoạch của Mỹ mở rộng sự hiện diện quân sự ở Hy Lạp, chuyên gia Georgos Prevelakis, Giáo sư về Địa chính trị tại Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne, nhấn mạnh, "Hoa Kỳ biết rõ, trong khu vực phía Đông Địa Trung Hải đang gia tăng những tranh chấp giữa các cường quốc lớn, mà gần đây có cả Trung Quốc tham gia các cuộc tranh chấp đó. Mặc dù Mỹ đang tập trung quan tâm đến Thái Bình Dương, nhưng họ vẫn cố gắng tăng cường sự hiện diện ở Địa Trung Hải. Chính phủ Hy Lạp chấp nhận sự hợp tác như vậy vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi Mỹ đi theo hướng này".

Thảo luận