Không để Việt Nam thành bãi thải phế liệu

Đáng tiếc hiện có nguy cơ một phần lãnh thổ Việt Nam sẽ thành bãi rác. Nguy cơ này trở thành đặc biệt nghiêm trọng sau khi vào tháng 1 năm 2018 Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nhập hầu hết các loại phế liệu, bao gồm các loại giấy vụn và rác nhựa
Sputnik

Đừng để Việt Nam thành bãi rác của thế giới!
Gần đây trong cuộc phỏng vấn với tờ báo "Đất Việt", chuyên gia Đỗ Thanh Bái từ Hội Hóa học Việt Nam lưu ý rằng, bây giờ, sau lệnh cấm của Trung Quốc, rác thế giới sẽ ồ ạt tràn vào những nước khác, trước hết vào Việt Nam. Mà Việt Nam cũng có vấn đề với rác thải.

Hà Nội có 8.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị mỗi ngày, thành phố Hồ Chí Minh — đến 12.000 tấn. Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ từ Viện Hàn lâm khoa học điện LB Nga cho biết những con số này trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Vietnam. Ông là Giám đốc Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma của trường đại học này và là người điều hành Viện Công nghệ VinIT đã được thành lập hai năm trước đây tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Viện này tập hợp, đoàn kết các nhà khoa học từ Việt Nam và Nga. Năm nay một số chuyên gia trong số đó bắt đầu làm việc tại Viện Nghiên cứu Công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT) được thành lập trong khuôn khổ tập đoàn Vingroup.

Phế liệu từ đâu xuất khẩu nhiều nhất vào Việt Nam?
Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ cho biết: "Hiện nay toàn thế giới đang phải đối mặt với một vấn đề toàn cầu: làm thế nào để thoát khỏi cảnh rác thải xâm chiếm, đặc biệt các chất thải không thể được tái chế? Thực trạng đáng lo ngại với rác thải ở Việt Nam đã thu hút sự chú ý của các công ty Mỹ, Đức, Israel, Nhật Bản. Một số chuyên gia đề nghị làm theo tấm gương của đất nước mình — chôn lấp chất thải, những người khác đề nghị đốt rác. Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia đông dân cư với lãnh thổ không lớn, mà việc chôn lấp đòi hỏi những khu vực rộng lớn. Ngoài ra, phương pháp này gây thiệt hại cho môi trường khó mà khắc phục được, trong khi Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Phương pháp đốt rác rất phổ biến ở Đức và Nhật Bản cũng không phù hợp với Việt Nam. Phương pháp này mang lại hiệu quả chỉ khi các chuyên gia phân loại một cách rất nghiêm ngặt những chất thải theo đặc tính nguy hại của chúng để phân tách giấy vụn và rác nhựa, đồ điện tử và rác thải y tế. Nếu không có chu trình phân loại sơ bộ thì vẫn còn lại những chất thải không thể được tiêu hủy — lên đến một phần ba khối lượng ban đầu, phần còn lại là nguy hiểm hơn nhiều so với rác thải bị tiêu hủy. Ngoài ra, khi đốt rác thải của các xí nghiệp giấy xenlulô, luyện kim và hóa học, trong các lò đốt rác xuất hiện khí thải cực độc, chẳng hạn như furan và dioxin. Chất dioxin là một phần của chất độc hóa học mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ở Nhật Bản, Israel và Đức, chu trình phân loại chất thải một cách nghiêm ngặt được tổ chức rất tốt, còn ở Việt Nam  không có chu trình này.

Theo các nhà khoa học của Nga và Việt Nam làm việc tại VinIT và Vin Hi-Tech, lối thoát khỏi tình trạng này là công nghệ khí hóa bằng dòng plasma.

Nghịch lý tự rước vạ đáng sợ: Trung Quốc cấm cửa, Việt Nam vội vơ về
Nhà khoa học Sergei Popov từ St. Petersburg, một trong những nhà phát triển công nghệ này, cho biết, công nghệ này không đòi hỏi bố trí các hệ thống làm sạch khí, mà chi phí mua các hệ thống này chiếm tới 70% giá trị lò đốt rác thông thường. Nó không đòi hỏi phân loại sơ bộ chất thải, chu trình này xảy ra ở nhiệt độ cao hơn nhiều so với lò đốt rác thông thường. Với công nghệ plasma, trong khí thải không có furan và dioxin. Và phần còn lại của rác chỉ là 1/400 khối lượng ban đầu của nó.

Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ giải thích thêm rằng, dòng plasma biến chất thải thành cái gọi là khí tổng hợp có thể được sử dụng để sản xuất điện. Tức là, xí nghiệp khí hóa rác thải bằng dòng plasma không chỉ sản xuất đủ điện năng cho nhu cầu của mình mà còn cung cấp điện được sản xuất ra dư thừa cho các khu công nghiệp và khu dân cư lân cận.

Mô-đun tối thiểu khí hóa bằng dòng plasma, do các nhà khoa học Nga và Việt Nam phát triển, sẽ có công suất lên tới 300 tấn rác mỗi ngày. Công suất này là đủ để làm sạch khu định cư hoặc doanh nghiệp công nghiệp không lớn. Đối với những thành phố và xí nghiệp lớn hơn có thể  tăng số lượng mô-đun như vậy.

 Dự án của các nhà khoa học Nga và Việt Nam đã thu hút sự chú ý của ban lãnh đạo Vingroup, tập đoàn thể hiện sự sẵn sàng hỗ trợ việc thực hiện dự án. Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ dự đoán, mô-đun đầu tiên có thể được đưa vào hoạt động sau hai năm nữa. Công nghệ khí hóa bằng dòng plasma có thể góp phần ngăn chặn nguy cơ Việt Nam trở thành bãi rác.

Thảo luận