Cứu rỗi địa cầu hay giết người? Các nhà khoa học không biết lưu giữ khí nhà kính ở đâu

MOSKVA (Sputnik) - Các nhà khoa học đề nghị loại bỏ ra khỏi khí quyển một phần carbon dioxide để làm chậm lại hiệu ứng nhà kính.
Sputnik

Lượng CO2 dư thừa sẽ được bơm sâu xuống dưới lòng đất, nơi có thể lưu trữ khí trong hàng triệu năm. Đã có một số dự án tương tự trên thế giới. Liệu bằng cách này có thể  giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu — theo tài luệu của Sputnik.

"Việt Nam không cần xây thêm nhà máy điện than mới"
Loại bỏkhí — hãy mang nó theo

Vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ không khí toàn cầu trung bình trên Trái đất sẽ tăng thêm 1,5 độ C so với cuối thế kỷ XIX. Kịch bản như vậy được Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) coi là việc không thể tránh khỏi.

Báo cáo của IPCC gần đây đã công bố việc liệu có thể tránh được hiện tượng này hay không và bằng cách nào, nếu không, cần làm gì để thích nghi với điều đó.

Theo hầu hết các nhà khoa học, điều quan trọng là giảm mức độ phát thải khí nhà kính trong công nghiệp và lý tưởng là giảm chúng xuống mức 0. Như các biện pháp bổ sung, họ đề xuất công nghệ loại bỏ khí CO2 dư thừa —  loại khí nhà kính chủ yếu bị thải ra trong các ngành công nghiệp.

Nguy cơ từ dòng rác Mỹ đổ về Việt Nam
Các công nghệ làm sạch khí quyển khỏi carbon dioxide đã tồn tại khoảng ba thập kỷ nay. Trong một báo cáo đặc biệt của IPCC, chúng được gán cho một vai trò đặc biệt.

Lòng đất chứa đựng tất cả

Công ty Climeworks của Thụy Sĩ đã vận hành một nhà máy đặt ở Italia để loại bỏ CO2 khỏi khí quyển. Tua bin khổng lồ bơm không khí qua các bộ lọc, tách ra khí carbon dioxide. Đồng thời, sử dụng năng lượng thừa từ pin mặt trời, thu được 240 mét khối hydro mỗi giờ. Tiếp theo, khí CO2 và hydro tạo ra khí mê-tan hóa lỏng, sử dụng làm nhiên liệu cho xe tải.

Nhà máy được thiết kế để loại bỏ 150 tấn carbon dioxide mỗi năm — tất nhiên đây chỉ là giọt nước giữa biển cả, trên nền hàng chục triệu tấn mỗi năm phát thải khí quyển từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Các nhà khoa học dự đoán về một “cuộc khủng hoảng gạo" ở châu Á
Các công nghệ mạnh mẽ hơn dựa trên việc bơm carbon dioxide vào các kho ngầm không thể rò rỉ. Đi đầu theo hướng này là công ty dầu khí Na Uy Statoil, khai thác khí mêtan tại mỏ ngoài khơi Sleipner ở Biển Bắc. Carbon dioxide thoát ra từ độ sâu, thường bị đốt cháy. Còn người Na Uy bơm nó trở lại xuống lòng đất: trong lớp đá sa thạch xốp ở độ sâu tám trăm mét dưới đáy biển.

Các nhà khoa học đã theo dõi hầm lưu trữ dưới lòng đất Slaipnir trong hơn hai mươi năm, phân tích hình dạng và kích thước bằng các phương pháp địa vật lý. Dưới hầm lưu trữ đã có hàng chục triệu tấn CO2. Những lớp đá không thấm nước giúp bảo vệ đáng tin cậy chống lại sự rò rỉ khí.

Công chúng chống lại

Kho chứa CO2 lớn hiện diện ở châu Âu, Canada, Algeria. Và mặc dù không có vấn đề gì với chúng, công chúng rất cảnh giác với công nghệ này. Nhiều dự án như vậy ở châu Âu đã bị hoãn lại.

Đốt cháy than là lùa bão vào Việt Nam
Năm 2012, Đức đã thông qua một đạo luật cho phép các cơ sở lưu trữ khí nhà kính dưới lòng đất. Nhưng các cuộc biểu tình đã bắt đầu — và các chính trị gia hủy bỏ. Vì lý do tương tự, cơ sở lưu trữ mới (Halten) cũng bị bỏ rơi ở Na Uy.

Đầy hứa hẹn nhưng đắt tiền

Mọi người lo sợ rằng khí được bơm vào lòng đất sẽ thoát ra trên bề mặt, gây ngộ độc và phá hủy hàng loạt.

Việc đưa vào hoạt động các cơ sở lưu trữ khí ngầm trên thế giới bị cản trở bởi chi phí cao, thiếu cơ sở hạ tầng và thực tế là kết quả sẽ phải đợi hàng chục năm. Cho đến nay công nghệ này chỉ có sẵn ở các công ty khai thác lớn và yêu cầu sự hỗ trợ của chính phủ.

Năng lượng hạt nhân - tương lai của nhân loại. Việt Nam không phải là một ngoại lệ
Ví dụ, Climeworks đề nghị bơm carbon dioxide vào đá bazan ở Iceland xuống chiều sâu hàng cây số. Các thí nghiệm cho biết trong hai năm khí sẽ ngấm vào thành phần khoáng chất. Do đó việc rò rỉ ra khỏi nơi lưu trữ sẽ bị loại trừ. Tuy nhiên, chi phí cao cản trở sự phát triển của dự án.

Một nhà máy giải quyết vấn đề khí thải có thể có lợi nếu nó nằm gần một nhà máy nhiệt điện lớn, vận hành bằng cách đốt cháy than. Mặc dù trong nhiều trường hợp sẽ rẻ hơn nếu chuyển sang dùng khí tự nhiên.

Điều hấp dẫn nhất là thu giữ CO2 từ một nhà máy đốt sinh khối. Thực tế là khi đốt sinh khối — chất thải từ công nghiệp chế biến gỗ, nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, sự phát thải khí nhà kính không làm tăng khối lượng trong khí quyển. Khi đốt nhiên liệu hóa thạch, CO2 chỉ đơn giản là quay trở lại quy trình tự nhiên, là nhiên liệu để thực vật quang hợp.

Phải chăng Việt Nam có thể không cần đến năng lượng hạt nhân?
Carbon dioxide có thể được bơm vào các mỏ dầu hoặc khí để tăng lợi nhuận khi trữ lượng ở đó gần cạn kiệt. Nhưng nó không hiệu quả lắm. Có thể có lợi nhiều hơn cho mục đích này nếu dùng nitơ hoặc hỗn hợp đặc biệt không hòa tan trong hydrocacbon để đẩy dầu khí lên.

Biến đổi khí hậu và chiến tranh nguồn nước

Đề xuất lưu trữ carbon dioxide hóa lỏng ở đáy đại dương có vẻ gây tranh cãi.

Hiện thời dự báo khí hậu thể hiện một số điều không chắc chắn. Nhiệt độ trung bình trên hành tinh đã tăng khoảng một độ trong một thế kỷ rưỡi qua. Điều gì sẽ xảy ra trong một vài thập kỷ tới? 0,5 hay là 3 độ C? Số phận của công nghệ thu giữ và lưu trữ khí nhà kính sẽ được xác định khi có sự rõ ràng trong vấn đề này. Các chuyên gia hy vọng sử dụng hàng loạt các công nghệ như vậy vào năm 2070.

Thảo luận