Quân đội Trung Quốc bí mật 'cài người' vào các trường đại học phương Tây

Các nhà khoa học Trung Quốc có thể dùng các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với phương Tây để phục vụ yêu cầu của quân đội, VnExpress dẫn nguồn Washington Times cho biết.
Sputnik

"Chính phủ Trung Quốc đang bí mật cử các nhà khoa học trong lĩnh vực quân sự của nước này tới các trường đại học phương Tây để thu thập kiến thức về những lĩnh vực như tên lửa siêu vượt âm hay công nghệ hàng hải", Washington Times dẫn báo cáo của Viện nghiên cứu Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) công bố ngày 30/10.

Báo cáo của ASPI, đơn vị có liên kết với Bộ Quốc phòng Australia, cho biết một số nhà khoa học quân sự của Trung Quốc tích cực sử dụng vỏ bọc là các tổ chức nghiên cứu không tồn tại để che giấu về mối liên hệ với quân đội Trung Quốc của họ.

Gián điệp Trung Quốc nghe được cuộc trò chuyện của ông Trump với bạn bè

Một nhà khoa học thuộc Đại học Kỹ thuật Lực lượng Tên lửa Trung Quốc khi nộp đơn vào trường đại học phương Tây đã khai rằng mình đến từ Viện Nghiên cứu Công nghệ Cao Tây An, tổ chức chỉ có trên giấy tờ.

Theo thống kê của ASPI, từ năm 2007 tới nay đã có hơn 2.500 nhà khoa học Trung Quốc có mối liên hệ với quân đội nước này tới học tập hoặc làm việc ở các quốc gia phương Tây, chủ yếu là nhóm các nước thuộc liên minh tình báo "Five Eyes" gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand.

​Chiến lược An ninh không gian mạng quốc gia Trung Quốc

Mỹ lo ngại Nga và Trung Quốc sẽ "đánh lừa" vệ tinh gián điệp của họ
Các nhà khoa học từ những đơn vị như Học viện Tàu ngầm Hải quân và Học viện Kỹ thuật Lực lượng Tên lửa của Trung Quốc tới các nước phương Tây, trở thành nghiên cứu sinh hoặc tham gia giảng dạy với tư cách giảng viên thỉnh giảng, ASPI cho biết.

"Chưa có bất cứ trường đại học nào nhìn thấy nguy cơ của việc này, họ chưa phân loại rõ đâu là hoạt động hợp tác đôi bên cùng có lợi với Trung Quốc, đâu là hoạt động hợp tác với quân đội Trung Quốc. Hoạt động này có thể không mang lại lợi ích cho chúng ta", Alex Joske, tác giả của bản báo cáo, nói.

Báo cáo của ASPI được công bố một ngày sau khi đại diện Cục An ninh Quốc tế và Cấm phổ biến Vũ khí hạt nhân của Mỹ tuyên bố việc ngăn chặn chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc hiện là ưu tiên hàng đầu của nước này.

​Lực lượng hỗ trợ chiến lược (SSF) của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc 

Công dân Trung Quốc thú nhận đã đánh cắp công nghệ quân sự Mỹ
Ngày 29/10, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính nhấn mạnh cần có sự kết hợp sâu rộng hơn giữa các lĩnh vực quân sự và dân sự trong nước, Xinhua đưa tin. Hoạt động học tập và làm việc tại nước ngoài của các nhà khoa học Trung Quốc được báo quân đội nước này gọi là hành động "mang tinh hoa từ bên ngoài về cho đất nước".

Joske nhận định hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học Trung Quốc với đồng nghiệp quốc tế là hết sức quan trọng và cần được kiểm soát chặt chẽ khi họ tham gia nghiên cứu những vấn đề có tác động chiến lược.

"Quân đội Trung Quốc có lợi thế và nhận được lượng tri thức áp đảo trong hoạt động này do họ thường cử người đến học tập và rèn luyện kỹ năng thay vì đào tạo và phát triển kỹ năng cho các nhà khoa học của chúng ta", Joske nói.

Gián điệp Trung Quốc đánh cắp kế hoạch mật của Lầu Năm Góc
Tuy nhiên, báo cáo của ASPI bị phản đối dữ dội bởi Universities Australia (UA), tổ chức đại diện cho nhiều trường đại học nước này.

"Các trường đại học Australia đánh giá cẩn thận đơn xin nhập học của học viên từ tất cả các quốc gia, liên lạc với các cơ quan phụ trách an ninh quốc phòng khi cần thiết", UA cho biết.

New South Wales là một trong số các trường đại học nằm trong danh sách "bị quân đội Trung Quốc cài người" của ASPI. Đại diện của trường cho biết "nhà trường thực hiện các đánh giá nghiêm ngặt theo yêu cầu của khuôn khổ pháp lý Kiểm soát Hoạt động Xuất khẩu Quốc phòng do chính phủ Australia ban hành".

Thảo luận