Việt Nam quan tâm chiến hạm, vũ khí hải quân châu Âu?

Việt Nam cử phái đoàn quân sự cấp cao tham dự Triển lãm Hải quân quốc tế Euronaval 2018 cho thấy sự quan tâm đến chiến hạm phương Tây, thông tin do báo Hải Quân và Đất Việt đưa.
Sputnik

Báo Hải quân Việt Nam cho biết, thành phần phái đoàn quân sự cấp cao tham dự Triển lãm Euronaval 2018 có Chuẩn Đô đốc Ngô Sỹ Quyết — Phó Tư lệnh Hải quân và đại biểu các cơ quan chức năng Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam cùng với Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp - Nguyễn Thiệp.

Mỹ muốn bán vũ khí hay Việt Nam ngày càng quan trọng với Hoa Kỳ?

Triển lãm Euronaval 2018 là cơ hội để tìm hiểu khả năng ứng dụng công nghệ mới và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, xu hướng phát triển trang bị quân sự của hải quân các nước, tìm kiếm đối tác hợp tác xây dựng, hiện đại hóa lực lượng hải quân. 

Từ năm 1968, Euronaval do Liên đoàn Công nghiệp hàng hải Pháp (GICAN) tổ chức 2 năm/lần với sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng Pháp.

Quang cảnh triển lãm Hải quân quốc tế Euronaval năm 2018

Phương Tây nói gì về vũ khí Việt Nam tự hoán cải?
Triển lãm năm nay còn thu hút 120 phái đoàn, trong đó có nhiều chỉ huy lực lượng hải quân các nước và khoảng gần 23.000 lượt người tham dự.

Việc cử phái đoàn quân sự cấp cao tham dự Triển lãm Euronaval 2018 đã cho thấy rõ sự quan tâm của Hải quân Việt Nam tới những sản phẩm là chiến hạm và vũ khí hàng hải có xuất xứ từ các quốc gia châu Âu.

​Khinh hạm đa năng lớp FREMM do Pháp — Ý hợp tác phát triển

Cần nhắc lại rằng trong quá khứ, Việt Nam và Tập đoàn đóng tàu Damen của Hà Lan đã tiến rất gần tới hợp đồng chế tạo tàu hộ vệ tên lửa tàng hình SIGMA 9814, đi kèm theo đó là hàng loạt vũ khí, khí tài công nghệ cao gồm radar, tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm… có nguồn gốc phương Tây.

Việt Nam mua của Mỹ lô vũ khí 100 triệu USD?
Mặc dù vì nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan mà thương vụ SIGMA 9814 chưa được triển khai, nhưng mặt hàng vũ khí trang bị hải quân do châu Âu sản xuất vẫn được phía Việt Nam quan tâm cho các kế hoạch trong tương lai.

Với chiến lược xây dựng hải quân vươn khơi xa, Việt Nam đang rất cần những chiến hạm lớn và hiện đại với lượng giãn nước trên 3.000 tấn. Ở phân khúc này Việt Nam vẫn thường đặt mua từ đối tác truyền thống là Nga.

Trong tình thế trên, việc chuyển hướng sang đặt mua chiến hạm do phương Tây đóng mới là điều rất đáng khích lệ, vũ khí hải quân châu Âu vốn được đánh giá cực kỳ cao về tính năng nổi trội cũng như độ tin cậy trong công tác vận hành và bảo trì.

"Vũ khí tối thượng" giúp Việt Nam chiến thắng kẻ địch trên Biển Đông
 Cũng theo thông tin trên Đất Việt, vài năm trở lại đây, có rất nhiều tàu chiến châu Âu trong đó chiếm số lượng đáng kể nhất là Pháp đã thực hiện các chuyến thăm Việt Nam, một trong những mục đích chính là giới thiệu tính năng sản phẩm.

Căn cứ vào những điều đã nêu trên, sẽ không ngạc nhiên nếu tương lai không xa Việt Nam chính thức công bố một dự án đầu tư mua sắm một lớp tàu mặt nước hay tàu ngầm hiện đại có xuất xứ từ châu Âu.

Thảo luận