Biển Đông

Biển Đông lại "nóng"

Với chủ đề: “Hợp tác vì An ninh và Phát triển khu vực”, Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 10 khai mạc sáng nay (8/11) tại thành phố Đà Nẵng, VOV và báo SGGP đưa tin.
Sputnik

Trong 2 ngày diễn ra hội thảo với 8 phiên thảo luận, các diễn giả tập trung đánh giá về những chuyển biến ở Biển Đông trong một thập kỷ qua như: tầm quan trọng của Biển Đông đối với tương lai, tình hình Biển Đông hiện nay trong quan hệ giữa các bên có liên quan, yêu sách của các bên tranh chấp trong một thập kỷ qua, những thay đổi trong quan điểm và chính sách của các cường quốc đối với Biển Đông, những thay đổi trong cán cân quyền lực và đánh giá những rủi ro có thể dẫn đến xung đột vũ trang ở Biển Đông…

Ai được hưởng lợi từ cuộc tập trận chung trong Biển Đông?

Tại hội thảo, Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng, vấn đề Biển Đông trở thành chủ đề chính của các nước trong hoạch định chính sách. Những nỗ lực của khu vực và quốc tế để làm cho tình hình Biển Đông giảm căng thẳng, hướng tới những giải pháp hòa bình, đảm bảo an ninh, phát triển hợp tác của Biển Đông vẫn chưa đạt được như mong muốn. 

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng cho rằng, những khuyến nghị đưa ra tại các hội nghị vẫn chưa làm tình hình Biển Đông dịu đi.

"Với tư cách là các chuyên gia có thể tích cực đưa ra các khuyến nghị xác đáng giúp Chính phủ các nước liên quan phối hợp hành động, cải thiện môi trường an ninh phát triển chung, nhất là tiếp tục để xuất các biện pháp xây dựng, củng cố và tận dụng các cơ chế an ninh của khu vực trong việc quản lý tranh chấp và giải quyết hòa bình các vấn đề phức tạp Biển Đông", ông Tùng nhấn mạnh.

Việt Nam có thể hưởng lợi từ sự can thiệp mạnh của Mỹ vào Biển Đông?
Tại hội thảo, Thẩm phán Kriangsak Kittichairasee, Toà án Luật Biển quốc tế ITLOS đánh giá cao ý nghĩa của Hội thảo quốc tế về Biển Đông. Trong 10 năm qua, chuỗi Hội thảo quốc tế về Biển Đông đã trở thành một diễn đàn thiết thực để các chuyên gia, học giả trao đổi, tìm kiếm các cách thức quản lý và giải quyết xung đột ở Biển Đông.

"Hợp tác vì hoà bình, ổn định và phát triển tại khu vực Biển Đông cần dựa trên bốn thành tố: ngăn ngừa xung đột, quản lý khủng hoảng, giải quyết tranh chấp và các cơ chế giám sát; khẳng định giải pháp cơ bản để giải quyết tranh chấp là các bên tìm kiếm các sáng kiến hợp tác cụ thể, thực chất, đồng thời kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình" ông Kriangsak Kittichairasee nói.

Trung Quốc âm mưu gì trên Biển Đông khi trang bị thêm dàn máy bay ném bom H-6J?
Trước đó, tối 7-11, phát biểu chào mừng các đại biểu tham dự hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhấn mạnh sự cần thiết duy trì môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực và Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. Đây là trách nhiệm không chỉ của các quốc gia ven biển mà còn là của tất cả các quốc gia liên quan.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung mong muốn các học giả tham dự Hội thảo Biển Đông lần thứ 10 cùng thảo luận, gợi ý các cơ chế phù hợp duy trì an ninh, thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông và cả khu vực rộng lớn hơn, bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp của tất cả các quốc gia, đề xuất các giải pháp công bằng, hợp lý, bền vững nhằm giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Thảo luận