Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc âm mưu gì trên Biển Đông khi trang bị thêm dàn máy bay ném bom H-6J?

CC BY-SA 2.0 / Kevinmcgill / H-6MMáy bay ném bom Trung Quốc Xian H-6
Máy bay ném bom Trung Quốc Xian H-6 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hải quân Trung Quốc được cho đang trang bị thêm dàn oanh tạc cơ H-6J để mở rộng phạm vi hoạt động trên biển, cũng như khả năng hoạt động trên toàn khu vực Biển Đông chỉ với 2 lần tiếp nhiên liệu trên không, Infonet dẫn nguồn từ The Diplomat cho biết.

Theo Diplomat, hình ảnh vệ tinh chụp ngày 7/9 cho thấy, Lực lượng Không Hải quân Trung Quốc (PLANAF) đã tiếp nhận các oanh tạc cơ mang theo tên lửa hành trình chống hạm Xian-H-6J.

Niềm vui khi hoàn thành bài tập. - Sputnik Việt Nam
Báo Trung Quốc: Đặc công hải quân Việt Nam thật đáng gờm, đánh chìm cả tàu sân bay Mỹ

Cụ thể, 4 chiếc H-6J đầu tiên đã được phát hiện có mặt tại căn cứ không quân Guiping — Mengshu thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc hồi đầu tháng Chín. Trong đó, H-6J là phiên bản nâng cấp của máy bay ném bom H-6K.

"Những chiếc máy bay có mặt ở căn cứ Guiping — Mengshu là phiên bản của H-6K. Đây là loại máy bay đã được không quân Trung Quốc (PLAAF) sử dụng từ năm 2011", tờ IHS Jane's nhận định hôm 11/10.

Tàu ngầm HMS Astute lớp Astute của Hải quân Anh - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc răn đe: Hải quân Anh "cần hành xử nhã nhặn" trên Biển Đông!
Còn theo Diplomat, H-6J được cho sẽ thay thế các oanh tạc cơ tấn công trên biển H-6G mà PLANAF sử dụng từ đầu thập niên 90. Hiện Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đang vận hành một phi đội H-6G khoảng từ 14 — 18 chiếc. So với phiên bản cũ, H-6J được cho có khả năng mang theo số lượng tên lửa chống hạm gấp 3 lần và bán kính hoạt động tăng 50% nâng lên con số 3.500 km.

Với tham vọng mở rộng phạm vi hoạt động, các oanh tạc cơ H-6J mới của PLANAF sẽ có thể tiến hành tuần tra trên toàn khu vực Biển Đông chỉ với 2 lần tiếp nhiên liệu trên không.

Vũ khí Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Sát thủ diệt tàu sân bay của Trung Quốc đe dọa Hải quân Mỹ
Máy bay ném bom H-6J được Trung Quốc tiến hành nâng cấp với phần khung hoàn toàn mới sử dụng vật liệu nhẹ hơn, động cơ phản lực cánh quạt đẩy sử dụng nhiên liệu hiệu quả D-30-KP2, hệ thống định vị hàng không tối tân cùng khoang lái bằng kính hoàn toàn. Ngoài ra, H-6J còn được trang bị radar tìm kiếm dưới mặt đất tầm xa thế hệ mới. H-6J được thiết kế để chủ yếu thực hiện các đợt tấn công mặt đất và có thể mang theo 7 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm YJ-12.  

Tổ chức Missile Defense Alliance nhận định, tên lửa hành trình chống hạm YJ-12 có tầm hoạt động là 400 km phụ thuộc và độ cao được phóng đi và tốc độ di chuyển tối đa là Mach 3. Tên lửa còn được trang bị đầu đạn nổ 200 kg. YJ-12 được xem là một trong những tên lửa hành trình chống hạm hoạt động hiệu quả nhất do Trung Quốc chế tạo

"Điều quan trọng là với tầm bắn 400 km, máy bay quân sự Trung Quốc có thể phóng YJ-12 ở ngoài phạm vi hoạt động của Hệ thống tấn công Aegis và tên lửa đất đối không SM-2 của hải quân Mỹ. Trong khi, đây được xem là hai lực lượng bảo vệ chính cho các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ. Nói cách khác, hải quân Mỹ sẽ không thể phát hiện và đánh chặn YJ-12 hoặc mất thời gian đáng kể để loại bỏ mối đe dọa từ YJ-12", một bài báo hồi năm 2015 của Diplomat từng phân tích.

Dongfeng 5B (DF-5B) - Sputnik Việt Nam
Động thái cực kỳ nguy hiểm của Hải quân Trung Quốc
YJ-12 thậm chí còn có đường bay ngoắt ngoéo để lẩn tránh các lớp phòng thủ trong cùng của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Khi kết hợp với các máy bay chiến đấu Flanker, YJ-12 có thể đạt tới tầm bắn 1.900km, tạo ra một mối đe dọa còn lớn hơn những gì mà tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D có thể gây ra cho Mỹ.

Hiện không rõ PLANAF đã tiếp nhận thêm oanh tạc cơ H-6J nào hay chưa ngoài 4 chiếc bị hình ảnh vệ tinh ghi lại ngày 7/9. Tuy nhiên, có thể chắc chắn, trong tương lai, PLANAF muốn nắm trong tay cả một phi đội H-6J. Ngoài lực lượng H-6J của PLANAF, không quân Trung Quốc đang sở hữu một phi đội H-6K gồm khoảng 40 máy bay.

Trong những năm gần đây, H-6K và H-6G liên tiếp được Trung Quốc huy động tham gia các nhiệm vụ tuần tra trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Đây là hai tuyến đường biển chiến lược quan trọng mà Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa và đơn phương tuyên bố chủ quyền trong thời gian qua.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала