Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì đối với Việt Nam

Cả thế giới đang kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến lần thứ nhất. Đúng là cuộc chiến tranh thế giới, bởi vì 38 quốc gia đã tham gia, hơn 70 triệu người đã được huy động ra chiến trường, kết quả là sự sụp đổ của bốn đế chế - Nga, Áo-Hung, Ottoman, Đức - và các quốc gia mới được hình thành trên đống đổ nát.
Sputnik

Mỗi cuộc chiến tranh đều có kết quả mang tính xây dựng và phá hủy. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất riêng ở châu Âu đã cướp đi cuộc sống của 10 triệu quân nhân và 12 triệu dân thường. Nhưng cuộc chiến cũng đã trở thành ngòi nổ các cuộc cách mạng diễn ra ở Nga, Đức, Hungary. Ở hai nước cuối cùng, cuộc cách mạng đã không thành công, nhưng ở Nga đã dẫn đến việc tạo ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Không ai có thể "coi khinh": Từ thắng lợi lịch sử đã làm nên một Việt Nam hoàn toàn khác

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã không bỏ qua Việt Nam. Pháp đã sử dụng nguồn nhân lực và tài chính của Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động quân sự của mình. Nông dân Việt Nam đã được đưa đến châu Âu — 50 nghìn người phục vụ trong quân đội, 50 nghìn người khác làm việc trong các xí nghiệp của nước Pháp. Nhiều người trong số họ đã không trở về nhà. Để phục vụ nhu cầu chiến tranh, thực dân Pháp đã chuyển 367 triệu franc từ Đông Dương về dưới hình thức cho vay.

Tuy nhiên cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại dấu ấn ở Việt Nam không chỉ bởi những tổn thất này. 100 nghìn người Việt Nam ở châu Âu, trong những năm 1914-1918, đã làm quen với những ý tưởng xã hội chủ nghĩa tiên tiến. Trong những năm này, Hồ Chí Minh — người đang tìm kiếm cách thức để cứu quốc gia — sống ở châu Âu và sau đó gặp gỡ các nhà xã hội Pháp, sau khi kết thúc chiến tranh, cùng với họ tham gia vào việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Tôn Đức Thắng trong những năm chiến tranh phục vụ trên một tàu chiến Pháp và cũng gia nhập lực lượng cách mạng châu Âu.

Người đại biểu xuất sắc của giai cấp công nhân Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm chiến tranh cũng không bình yên, trái ngược với sự khẳng định của một số tác giả người Pháp cho rằng phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trầm lắng trong thời kỳ này. Năm 1916, cuộc nổi dậy của nông dân lan rộng đến mười ba trong số hai mươi tỉnh Nam Kỳ. Vào tháng 8 năm 1917, binh sĩ bản địa nổi dậy ở tỉnh Thái Nguyên. Một phần của tỉnh đã nằm dưới sự kiểm soát của họ cho đến tháng 1 năm 1918.

Kết quả cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất được quyết định trong hội nghị quốc tế ở Versailles. Trong quá trình chuẩn bị, phái đoàn Mỹ đã đưa ra ý tưởng trao quyền tự quyết cho các dân tộc thuộc địa, được Hồ Chí Minh khi đó đang ở Pháp, ủng hộ. Ông đã gủi tới tới các đại biểu tham dự Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam — một tài liệu về khát vọng của đất nước Việt Nam dành độc lập. Nhưng các cường quốc thuộc địa cũ, Pháp và Anh, đã không cho phép việc đề cập đến giải thoát các thuộc địa xuất hiện trong các tài liệu của Hội nghị Versailles.

Hy vọng cho việc  giải phóng dân tộc được đặt vào nước Nga Xô viết, đã sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ. Con đường của những người cách mạng chân chính đi qua Moskva, nơi mà Hồ Chí Minh đã đến vào năm 1923. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, những người Việt Nam khác cũng tụ tập tại đó, mơ ước về nền độc lập của đất nước. Ra ngoài dự định của mình, các cường quốc đế quốc — khởi xướng cuộc chiến tranh thế giới — đã đưa những người bị áp bức vào con đường giải phóng dân tộc và xã hội.

Thảo luận