Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình: Hai TBT đảng, hai CT nước và hai cực đối lập

Chiến tranh Việt Nam và bản sắc nhân cách của tân Chủ tịch Việt Nam, mạng xã hội ở Việt Nam và cuộc đua Formula-Công thức 1 ở Hà Nội, kinh tế Việt Nam và phong cảnh Việt Nam – đó là một vài đề tài báo chí và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài tuần qua.
Sputnik

Sputnik mời các bạn theo dõi tổng quan truyền thống hàng tuần của chúng tôi "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Tay đua người Nga chia sẻ ý kiến về việc tổ chức Formula-1 tại Việt Nam
Cuộc đua xe Công thức 1 tiếp tục  tràn ngập trên các trang báo nước ngoài tuần này khi nói về Việt Nam. Điều đó gắn với sự kiện các nhà tổ chức cuộc thi nổi tiếng chính thức xác nhận rằng vào tháng 4 năm 2020 cuộc chạy xe sáng giá này sẽ lần đầu tiên diễn ra trên đường đua Hà Nội. Như vậy, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia châu Á thứ tư đăng cai tổ chức Formula 1, nhập hội với Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore. Đường đua trải ra cách trung tâm thành phố 12 km về phía tây, cạnh sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Đường đua Hà Nội có chiều dài 5,565 km với 22 góc cua, theo phong cách thiết kế thường thấy của kiến trúc sư Đức trứ danh Herman Tilke, sẽ kết hợp những thành tố chắt lọc từ những đường đua nổi tiếng nhất và nguy hiểm nhất thế giới ở Đức, Monaco, Nhật Bản và Malaysia. Đoạn đường thẳng chính dự tính dài 1,5km, mà tốc độ đua có thể đẩy tới mức gió bão 335km/h. Đối với chủ sở hữu mới của F1, công ty Liberty Media, đây là dải đường đua mới đầu tiên, và Hà Nội cần cho thấy liệu Liberty có chinh phục được trái tim và…thần kinh của trường khán giả Việt Nam  hay không, — TheGuardianviết.

Chiến tranh Việt Nam qua hiện vật triển lãm trên bờ sông Neva
Báo giới phương Tây, đặc biệt là truyền thông Mỹ, đã dành nhiều bài viết và thông tin về cuộc chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi điểm qua ba tờ báo trong số này. Ấn phẩm History lật lại thời gian để xem thái độ của  nước Mỹ thay đổi như thế nào đối với những binh sĩ trở về từ Việt Nam. Ban đầu, đó là "che giấu sự ghê sợ" và kỳ thị phân biệt đối xử. Thắng lợi ở vịnh Ba Tư đánh dấu sự thay đổi thái độ, và bây giờ  khắp nước Mỹ người ta nhớ đến và vinh danh các cựu chiến binh Việt Nam. WMC thông báo rằng Việt Nam và Hoa Kỳ đã hoàn thành việc thanh tẩy đất đai sân bay Đà Nẵng bị ô nhiễm vì dioxin. Phía Việt Nam tuyên bố, còn  khoảng 4 triệu công dân của đất nước này hứng chịu tác động của  chất độc dioxin Agent Orange và có tới 3 triệu người đang đau khổ vì mắc các căn bệnh do chất độc da cam gây ra, kể cả con cái cháu chắt của những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ thứ thuốc diệt cỏ hiểm ác này. Chính phủ Hoa Kỳ nói rằng số người bị ảnh hưởng thực tế là thấp hơn nhiều và biện bạch rằng, người Việt Nam cáo buộc Agent Orange gây quái thai, dị tật bẩm sinh nhưng thực ra có thể do suy dinh dưỡng hoặc những yếu tố khác. Còn  tạp chí Motherboard công bố thông tin "lạ" về chuyện hồi tháng 8 năm 1972, một cơn bão Mặt trời đã gây ra các vụ nổ máy bay Mỹ và kích nổ hàng trăm quả mìn, ngư lôi rải trên biển phía nam Hải Phòng (?).

Việt Nam kỳ vọng gì ở tân chủ tịch nước?
Thay đổi nhân sự trong ban lãnh đạo Việt Nam tiếp tục thu hút sự chú ý và làm nảy sinh nhiều bình luận  của truyền thông phương Tây. Tuần này, tạp chí ForeignPolicyđăng tải bài báo đưa ra so sánh các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi hai nhà lãnh đạo có thể ở trên quỹ đạo song song, cùng giữ chức vụ giống nhau trong Đảng và Nhà nước, thì tính tình và phong cách lãnh đạo của họ có nhiều khác biệt đến đối lập. Tạp chí ghi nhận đặc điểm khiêm nhường của ông Nguyễn Phú Trọng trái ngược với kiểu độc tôn cá nhân của ông Tập Cận Bình. Ông Tập khẳng định quyền thống trị của mình trong đất nước, cố gắng kết hợp ý thức hệ cứng rắn với những đòi hỏi của thế kỷ 21. Còn ông Nguyễn Phú Trọng đang dẫn dắt cải cách kinh tế chậm nhưng bình ổn, phấn đấu để đảm bảo sự cân bằng giữa tình đồng chí anh em với Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự ấm áp trong quan hệ với Washington, mà theo quan điểm của Hà Nội, sẽ giúp Việt Nam chống lại những gì mà cả hai nước đều coi là tham vọng bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Mô hình quản trị của Việt Nam có thể hấp dẫn không chỉ với  thế hệ cộng sản trẻ ở Cuba và Bắc Triều Tiên, những người đang phấn đấu vươn đến cải cách, mà còn thu hút làm gương cho cả các quốc gia khác, — tác giả bài báo khái quát.

Việt Nam muốn để 50% khách hàng nước mình trong mạng xã hội sử dụng mạng xã hội nội bộ vào năm 2020, — TheStarOnlinethông báo. Người ta dự kiến thay thế Facebook và Google bằng  ứng dụng trao đổi tin nhắn với tên gọi Zalo, thuộc sở hữu của VNG Corp,  nền tảng chia sẻ video có tên gọi Mocha và nhà xuất bản trực tuyến VCCorp sẽ khởi động một số trang tin tức và thương mại điện tử.

Việt Nam trong mắt nữ phóng viên Sputnik

Còn Bangkok Post thì đưa tin về những thay đổi trong lĩnh vực đầu tư của Việt Nam. Đang chờ đợi là ​​vào tháng 1 năm 2020, sẽ bắt đầu hiệu lực của đạo luật quy định các hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty Việt Nam. Trong các lĩnh vực quan trọng như an ninh, quốc phòng, viễn thông và bảo hiểm, tỷ lệ này sẽ là 49%, còn giới hạn cho các ngân hàng sẽ vẫn ở mức 30%. Nhưng trong hơn 200 ngành khác, mức ngưỡng giới hạn sẽ nâng cao đáng kể, cần phải là xung lực đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.

Và cuối cùng — về du lịch. The New Dailykể lại câu chuyện nên thơ của nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp Réhahn, từ năm 2011 đã chuyển đến sống ở Việt Nam và chụp ảnh các đại diện của cộng đồng dân tộc ít người ở đất nước này. Báo công bố những bức ảnh đẹp đến mức kinh ngạc của Réhahn: Hội An và Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng và Trà Sư. Cái nhìn tươi mới và độc đáo về Việt Nam chắc hẳn sẽ hấp dẫn những vị du khách mới tới đây để được chiêm ngưỡng vùng châu ngọc này của Đông Nam Á.   

Thảo luận