Quan hệ Nga-ASEAN và những vấn đề trên con đường hợp tác

Ngày 14 tháng 11, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN tại Singapore và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Sputnik

Trung tâm báo chí đa phương tiện quốc tế Sputnik đã mời các chuyên gia hàng đầu của Nga về châu Á-Thái Bình Dương và ASEAN tham gia hội thảo bàn tròn, nêu ý kiến về chương trình nghị sự của những cuộc gặp quan trọng sắp tới và lợi ích của Liên bang Nga tại khu vực này.

Tổng thống Putin đã tới Singapore, nơi sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN
Có thể chờ đợi những gì từ hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN? Ông Viktor Sumsky, Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc trường Ngoại giao Matxcơva MGIMO lưu ý:

"Trước hết, tôi muốn nhắc về hội nghị thượng đỉnh tương tự trong năm 2016 nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác đối thoại Nga-ASEAN cũng như bối cảnh khu vực và toàn cầu lúc đó. Hội nghị thượng đỉnh này diễn ra trước thời Tổng thống Donald Trump tại Mỹ, trước khi Hoa Kỳ rời khỏi TPP, trước khi áp đặt các hình thức trừng phạt để gây áp lực với Nga, trước khi bắt đầu "cuộc chiến thương mại" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trước khi có đường lối có hệ thống  dỡ bỏ các định dạng và nền tảng đối thoại đa phương mà chính quyền Trump ban hành. Bây giờ là tình hình hoàn toàn khác so với năm 2016. Đây là "hội nghị thượng đỉnh làm việc" trong khung cảnh địa chính trị hoàn toàn khác. Quan hệ của Nga với ASEAN không đứng yên tại chỗ, tồn đọng số lượng vấn đề nhất định cần được thảo luận".

Nga-ASEAN nhìn từ Vladivostok: Viễn Đông là điểm tựa, Việt Nam là cầu nối và chất xúc tác
Kinh tế vẫn là một trong những hướng tương tác quan trọng của LB Nga với các nước Đông Nam Á. Một trong những ví dụ điển hình của việc này là hợp tác Nga-Việt, đã vượt xa khuôn khổ quan hệ song phương thuần túy mà  trở thành FTA "EAEU-Việt Nam. Liệu có cơ hội áp dụng phổ biến thực tế này tới các nước ASEAN khác hay chăng? Đây là quan điểm của chuyên gia Dmitry Mosyakov đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, châu Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga):

"Hiệp lực kinh tế của Liên bang Nga và các nước thành viên ASEAN hiện thời còn thua kém tụt hậu phía sau so với phát triển đối thoại chính trị. Chúng ta chỉ nhận được chỉ số giao lưu thương mại  hơn-kém chút ít ở mức 20 tỷ USD. (Có  đột biến trong năm 2014 là 21,4 tỷ USD, nhưng sau đó lại giảm sút). Và trên bình diện này vấn đề tạo lập FTA ASEAN-EAEU rất có tính thời sự bức thiết. Bởi FTA Việt Nam-EAEU với tất cả sự chưa hoàn chỉnh của nó và số lượng lớn các hạn chế vẫn mang lại kết quả. Và mô hình này có thể trở thành kiểu mẫu cho việc hình thành FTA với các nước khác trong khu vực. Cả cuộc gặp của Tổng thống Nga với các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ dành cụ thể cho nội dung phát triển và củng cố sự tương tác, mở rộng quyền hạn trong khuôn khổ FTA".

Việt Nam – Nga: Tầm cao mới của hợp tác chiến lược toàn diện
Theo quan điểm của ông Alexandr Rogozhin Phó Ban nghiên cứu các vấn đề kinh tế-xã hội của Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), tính đến hiện thực địa chính trị mới và những thay đổi trong bầu không khí kinh tế, Nga và các đối tác trong ASEAN cần phân định rõ: chúng ta là đồng minh chiến lược hay chỉ đơn thuần là những đối tác thương mại? Xuất phát điểm này cần cho sự lựa chọn trong toàn bộ tổ hợp tương tác kinh tế".

Hiện thời, đương nhiên "át chủ bài" vô điều kiện của Nga tại các thị trường ASEAN vẫn là hợp tác kỹ thuật-quân sự. Vũ khí Nga đủ "tươi mới" về độ tiên tiến lại được thử nghiệm trong thực chiến đang thu hút sự chú ý của giới quân sự từ Đông Nam Á. Nhưng ở đây Nga phải đương đầu với những đối thủ cạnh tranh gạo cội. Cụ thể là Hoa Kỳ và Israel. Ông Alexandr Rogozhin lưu ý:

Nga có thể đóng góp đáng kể cho tương lai của ASEAN

"Cuộc đấu trong thị trường vũ khí Đông Nam Á nói chung khó khăn. Còn lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt với hàng loạt  doanh nghiệp thuộc tổ hợp quốc phòng-công nghiệp của LB Nga có thể đe doạ phá vỡ những giao kèo xuất khẩu. Người Mỹ đang cố bằng mọi cách ngăn cản chặn bước Nga trên thị trường vũ khí khu vực. Chẳng hạn, Indonesia rất muốn mua chiến đấu cơ của Nga, bởi mức giá hấp dẫn, chất lượng tốt và khách hàng lại có cơ hội thanh toán với Nga bằng các mặt  hàng "dây chuyền chiến lược" của riêng mình như cà phê, trà, cao su tự nhiên, dầu cọ. Thế nhưng Hoa Kỳ can thiệp, gây áp lực mạnh với Indonesia, đến mức Bộ trưởng Quốc phòng của nước này phải công khai tuyên bố về điều đó… Liệu Jakarta có chịu được sức ép như vậyhay không? Tôi hy vọng là có".

Tuy nhiên quan điểm của ông Ragozhin không được sự tán đồng hoàn toàn của đồng nghiệp Giám đốc Trung tâm ASEAN tại MGIMO thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga. Ông Viktor Sumsky nhận xét rằng Hoa Kỳ không có lợi khi ráo riết can thiệp vào quan hệ hợp tác quân sự-kỹ thuật của một số nước châu Á với LB Nga. Điều này mâu thuẫn với lợi ích chiến lược của Washington tại khu vực. Nghịch lý chăng? Không phải.

Nhìn lại hai năm thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á-Âu

"Khoảng chừng hai tháng trước, chủ nhân Lầu Năm Góc Mattis tuyên bố rằng ở châu Á có ba nước không đáng bị trừng phạt khi mua vũ khí của Nga, — ông Sumsky nói. — Đó là Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia! Lời nhắn nhủ thú vị, phải không? Đặc biệt là trong bối cảnh người Mỹ "vặn tay" Jakarta vì lô máy bay chiến đấu của Nga.

Hay là lấy thí dụ Việt Nam. Đúng, Hà Nội không thể không hợp tác quân sự-kỹ thuật với Matxcơva và không sửa soạn gạt bỏ sự hiệp lực này. Nhưng trong hệ thống "phối hợp" của nước Mỹ, Việt Nam là nước cần kết nối để chống Trung Quốc. Cũng bởi  lý do tương tự mà Ấn Độ và Indonesia  có tên trong danh sách "ân huệ" của Bộ trưởng Mattis. Nếu áp đặt biện pháp trừng phạt chống Hà Nội, Jakarta và New Delhi, thì làm thế nào để có thể tiếp tục "làm việc" với họ chống lại Bắc Kinh? Mặt khác, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ đóng lối tiếp cận của các quốc gia này tới vũ khí của Mỹ. Vì vậy, cần tính đến những chi tiết này khi đánh giá triển vọng của Nga trên thị trường vũ khí của khu vực Đông Nam Á".

Nga và Việt Nam: cùng nhau hợp tác ứng phó những thách thức trong một thế giới thay đổi
Ngoài hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN, còn thêm Hội nghị thượng đỉnh Đông Á thường kỳ (The East Asia Summit — EAS) sẽ được tổ chức tại Singapore, và lần đầu tiên có sự tham gia của Tổng thống Nga. Tại sao bây giờ EAS mới trở nên quan trọng đối với Matxcơva? Người giải đáp câu hỏi này là chuyên gia Vladimir Petrovsky từ Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga:

"Từ khi thành lập vào năm 2005, EAS đã trở thành một sàn thảo luận  quan trọng và uy tín để bàn về vấn đề an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. EAS có hình thức rất độc đáo để thảo luận về những vấn đề như vậy: các nước ASEAN cộng với tám nước Đối tác Đối thoại, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và kể từ năm 2011, thêm cả LB Nga và Hoa Kỳ. Sự kiện nguyên thủ quốc gia Nga lần đầu tiên tham gia EAS-2018 có ý nghĩa rất quan trọng. Nga cùng với Trung Quốc luôn thúc đẩy khái niệm an ninh khu vực toàn diện và minh bạch trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vấn đề này đã được thảo luận trong định dạng "ASEAN + Đối tác Đối thoại". Nhưng vì sao đó, khá là chậm chạp, theo phong cách "quá trình quan trọng hơn kết quả". Hy vọng rằng sự tham gia của Tổng thống LB Nga vào EAS-2018 sẽ khiến cho công việc này khởi sắc hơn. Còn Donald Trump sẽ không tham dự ở đó: các định dạng đa phương  chẳng mấy thú vị đối với ông ta.  Vì vậy, càng nên theo dõi công việc của EAS-2018: rất nhiều điều thú vị có thể diễn ra. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh dự kiến tiến hành cuộc gặp của Tổng thống Vladimir Putin với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in, với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Ngoài ra, sẽ xem xét cả tình hình trên Biển Đông".

Thảo luận