Xẻ thịt đất rừng Sóc Sơn: Căng thẳng

Theo Đất Việt, nhiều cử tri bức xúc về cách quản lý của chính quyền địa phương khi để xảy ra tình trạng nhiều công trình vi phạm đất rừng phòng hộ.
Sputnik

Không nghe dân thì nghe ai bây giờ?

Ngày 19/11/2018, đại biểu HĐND TP. Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước thềm kỳ họp thứ 7 HĐND Khóa XV sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2018.

Lãnh đạo Hà Nội nhận trách nhiệm vụ Ba Vì, Sóc Sơn

Suốt cuộc họp, không khí căng thẳng diễn ra khi nhiều cử tri bức xúc, phát biểu về tình trạng các công trình vi phạm đất rừng phòng hộ trên địa bàn.

Một đại biểu thẳng thắn nói, việc quản lý từ cấp thành phố đến huyện, xã về đất rừng rất kém, dẫn đến những sai phạm triền miên kéo dài không thể giải quyết dứt điểm. Từ cái sai này nảy ra cái sai khác nên càng khó khắc phục hơn.

"Đất đai bị lấn chiếm lung tung cả, nhưng các vụ vi phạm lại không được giải quyết kịp thời, giải quyết không dứt điểm, nên đến bây giờ càng nặng thêm" — một cử tri nói.

Ai là chủ 18 công trình trái phép trên đất rừng Sóc Sơn?
Cũng theo lời cử tri này, không chỉ có tình trạng đất rừng mà đất công trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũng bị chiếm dụng…

Phát biểu tới đây, cử tri bị ông Trương Văn Nhung — Phó Chủ tịch MTTQ huyện Sóc Sơn, người điều hành buổi làm việc ngắt lời, đề nghị cử tri phát biểu đúng trọng tâm, tránh những ngôn từ bình luận, đánh giá.

Nhưng điều này khiến các cử tri càng bức xúc. Nhiều cử tri cùng đồng loạt đứng lên đề nghị đại biểu HĐND Thành phố kiên trì lắng nghe ý kiến cử tri.

"Cử tri phát biểu thì cứ ngăn chặn. Nếu đại biểu không lắng nghe ý kiến chúng tôi thì nghe ai bây giờ!", cử tri Nguyễn Văn Nhạc (xã Tân Hưng) nói.

Cũng là cử tri xã Minh Trí, ông Dương Văn Chuốt phản ánh tường tận 27 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn xã này và 18 trường hợp "xẻ thịt" đất rừng ở xã Minh Phú. Ông Chuốt cho rằng, những vi phạm trật tự xây dựng như vậy ngoài trách nhiệm cán bộ xã hiện nay còn liên quan cả những lãnh đạo trước đây.

Nghỉ hưu cũng bị xử lý

Chuyện biệt thự của ca sĩ Mỹ Linh trên đất rừng và hiệu lực của luật pháp
Sau buổi tiếp xúc cử tri, ông Phạm Xuân Phương — Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn cho biết, đối với các công trình vi phạm đất rừng phòng hộ trên địa bàn sẽ được xử lý nghiêm theo kế hoạch đã được đề ra.

"Dù thanh tra thành phố đang làm việc nhưng kế hoạch xử lý các công trình vi phạm đã được đề ra theo kế hoạch, thời gian cụ thể nên sẽ thực hiện đúng như thế" — ông Phương nói.

Trong 27 công trình vi phạm tại xã Minh Trí, có 22 trường hợp nằm trong đất khai hoang của thôn Minh Tân nên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định, 400m2 được xây dựng nhà ở và 200m2 được trồng cây ăn quả. Theo đó, muốn xử lý được các công trình này thì cần phải có sự phân định rất rõ ràng về mặt pháp lý.

Với những cán bộ dính sai phạm, ông Phương khẳng định sẽ kiên quyết xử lý nghiêm, kể cả khi cán bộ đó đã về hưu.

Chồng ca sỹ Mỹ Linh nói gì về biệt thự vi phạm?
Mấy ngày trước, trong buổi tiếp xúc cử tri Q. Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng nhận được nhiều phản ánh bức xúc của người dân về tình trạng phá rừng phòng hộ tại Sóc Sơn.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhận trách nhiệm về những vướng mắc, tồn tại. Bởi, trong thời gian dài có rất nhiều chính sách, giai đoạn khác nhau, nhưng khi lập quy hoạch chung (2009-2011), bộ phận quy hoạch vẫn đưa vùng quy hoạch dân cư vào khu vực rừng phòng hộ.

"Đây là vướng mắc và đã có kiến nghị của Thanh tra Chính phủ. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm này và chúng tôi đã giao cho thanh tra thành phố thanh tra toàn diện việc sử dụng và xây dựng cũng như quá trình thực hiện kết luận của thanh tra chính phủ. Theo đúng hạn sẽ công bố trước Tết, nêu rõ trách nhiệm và công khai cho người dân", ông Nguyễn Đức Chung nói.

Thảo luận