Mỹ sẽ không trục xuất những người Việt nhập cư

Quan hệ của Việt Nam với các nước châu Âu và châu Á, số phận của những người nhập cư Việt Nam tại Hoa Kỳ, ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết khí hậu đến nền kinh tế Việt Nam và các công việc giải cứu động vật quý hiếm – đây là một số chủ đề và bài viết về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.
Sputnik

Chúng tôi cung cấp cho bạn đánh giá truyền thống của chúng tôi "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Cộng đồng doanh nghiệp Việt - Ấn sẽ bắt tay nhau cùng hợp tác
Tuần này ở Việt Nam có thể được gọi là "tuần lễ Ấn Độ", bởi vì Tổng thống Ấn Độ và Bộ trưởng Quốc phòng của nước này đã lần lượt thăm chính thức Việt Nam. Thời gian gần đây, Ấn Độ thể hiện sự quan tâm lớn đến Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật —quân sự. Ví dụ, trong thời gian chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ram Nath Kovind, Ấn Độ đã đề nghị cho Việt Nam gói tín dụng 500 triệu USD cho công nghiệp quốc phòng, nhưng, thỏa thuận này vẫn chưa được ký kết, theo tờ Times of India. Tác giả bài báo làm sáng tỏ nguyên nhân của điều này. Các nguồn ngoại giao nói rằng, các nhà chức trách Việt Nam muốn sử dụng gói tín dụng này cho các mục đích khác, nhưng, ban lãnh đạo Ấn Độ không đồng ý với điều đó. Một lý do khác có thể là Việt Nam không muốn làm trầm trọng thêm quan hệ với Trung Quốc, vì Bắc Kinh không hài lòng với việc Việt Nam tăng cường quan hệ với Ấn Độ, tác giả bài báo nhận xét. Và tờ báo của Ý Il Caffè Geopoliticoviết về quá trình phát triển sự hợp tác Việt-Ý nhân dịp tại Hà Nội đã khai mạc Hội chợ văn hóa "Quảng trường Italia 2018".  Đối với Ý, Việt Nam là đối tác thương mại chính ở Đông Nam Á, và sự hợp tác giữa hai nước đang phát triển trong các lĩnh vực giáo dục, quốc phòng, môi trường, năng lượng và công nghệ.

Người Việt khốn khổ vì ông Trump?
Một bài báo trên tờ New York Timesđề cập đến một vấn đề khá gay gắt về việc Hoa Kỳ có ý định trục xuất những người nhập cư Việt Nam. Hồi năm ngoái, quyết định của Tổng thống Trump vi phạm thỏa thuận năm 2008 với Việt Nam về việc những người Việt Nam đến Hoa Kỳ trước 12/7/1995 không nằm trong diện bị trục xuất đã gây ra sự phẫn nộ của đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius. Sau đó ông đã rời bỏ chức vụ và rời khỏi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Việt Nam cũng đã phản đối việc tiếp nhận những người bị trục xuất. Bây giờ vấn đề này được giải quyết, tờ báo viết. Chính quyền Trump không còn có "quyết tâm" trục xuất người nhập cư Việt Nam đã sống ở Hoa Kỳ trong nhiều năm.

Việt Nam và tất cả các nước Đông Nam Á thường xuyên hứng chịu nhiều siêu bão nhiệt đới. Và bây giờ Việt Nam đang bị đe doạ từ cơn bão nhiệt đới Usagi, nó có thể ảnh hưởng tới các hoạt động dầu và khí đốt ngoài khơi bờ biển miền trung và miền nam của đất nước. Mưa lũ xuất hiện với tần suất ngày càng cao có thể làm hư hỏng cây cối tại các đồn điền cà phê ở vùng cao nguyên Việt Nam, theo tin của Asahi Shimbun.

Việt Nam tiến vào thể thao đỉnh cao
Một bài báo rất thú vị được công bố trên tờ The Economist 1843. Nó được dành riêng cho chiến dịch của Việt Nam nhằm giải cứu một loài động vật quý hiếm nhất — tê tê. Đây là loài động vật có vú bị săn lùng nhất thế giới, 160 hành trình vận chuyển trái phép đi qua lãnh thổ Việt Nam, nhiều con tê tê được vận chuyển tới Trung Quốc.

Hóa ra Việt Nam là một thiên đường cho "dân du mục kỹ thuật số" — những người làm việc từ xa và kết hợp hoạt động này với du lịch. Đây là cách du lịch thế giới mà không bỏ công việc của bạn. Theo Lonely Planet,  trong số mười thành phố — những điểm đến yêu thích nhất của họ — có ba thành phố Việt Nam. Đây là Nha Trang, Hà Nội và Đà Lạt, theo RIA Novosti. Khi lập bảng xếp hạng các chuyên gia đã chú ý không chỉ tới chi phí thức ăn và chỗ ở, mà còn cả các chỉ số như tốc độ Internet, khí hậu, an ninh, giá thuê và sự thân thiện của người dân địa phương.

Thảo luận