Giám đốc Học viện Giáo dục đi đâu mà để cấp dưới đấm nhau, đâm nhau?

Người ta thường nói, trên không nghiêm túc, không làm gương thì dưới dễ loạn, bài phân tích trên báo Giáo dục Việt Nam.
Sputnik

Nhiều người rất khó hình dung được việc cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, Trường trung học cơ sở Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đã suy nghĩ như thế nào trước khi cô ra lệnh cho học trò tát bạn đến 231 cái.

Cô giáo hổ mang. Mặt nạ thành tích. Sự cay đắng và cái má sưng vù của nền giáo dục

Nhưng khi biết ở Học viện Quản lý Giáo dục Việt Nam, nơi đào tạo cán bộ quản lý giáo dục có chuyện cán bộ đánh nhau như ngoài đường thì đã rõ.

Cụ thể, tại Học viện Quản lý Giáo dục vào giữa năm đã xảy ra việc hai cán bộ nhà trường dùng dao đâm nhau suýt ảnh hưởng đến tính mạng.

Mới nhất, vào ngày 21/11, tại buổi họp khoa Công nghệ Thông tin xảy ra việc giảng viên Nguyễn Văn Đoài đấm vào mặt tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng khoa Công nghệ thông tin.

Các hành vi bạo lực này xảy ra liên tiếp chính nơi đào tạo ra các thầy cô, những cán bộ quản lý của ngành Giáo dục khiến nhiều người cảm thấy bàng hoàng và thất vọng.

231 cái tát vào bệnh thành tích giáo dục
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa 13 tỏ ra bất ngờ đến thảng thốt khi nhận được thông tin về các vụ việc xảy ra tại Học viện Quản lý Giáo dục Việt Nam.

Bà An cho rằng, văn hóa ứng xử phải được quán triệt mọi lúc mọi nơi, trong mọi lĩnh vực cần thiết phải được xây dựng văn minh, lịch sự.

Đặc biệt, trong môi trường giáo dục càng không thể để xảy ra hiện tượng ứng xử với nhau thiếu văn hóa như vậy.

Theo bà An, những người có hành vi bạo lực cần phải xem lại. Trong môi trường giáo dục, các cán bộ, giảng viên Học viện Quản lý giáo dục là nơi đào tạo ra thầy cô cho nên không thể để xảy ra các sự việc bạo lực.

"Những mâu thuẫn đều có thể giải quyết chứ không thể có hành vi gây phản cảm cho toàn xã hội" — bà An nhấn mạnh.

Tổng Bí thư nói về vụ ông Chu Hảo: "Kỷ luật một vài người để cứu muôn người"
Bà Bùi Thị An còn cho rằng, lãnh đạo Học viện phải đốc thúc các thầy cô cấp dưới xem lại các hành vi của mình để ứng xử phù hợp, làm gương cho xã hội.

Bản thân người đứng đầu học viện phải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước nắm chặt cán bộ của mình, để cấp dưới có hành vi phản cảm như vậy là không được.

Người ta thường nói, trên không nghiêm túc, không làm gương thì dưới dễ loạn.

Cuối cùng bà Bùi Thị An nêu quan điểm: "Môi trường Học viện Quản lý giáo dục rất quan trọng vì là nơi đào tạo ra thầy cô, những người tiếp tục truyền đạt kiến thức và truyền đạt những lý tưởng, nêu gương phẩm cách đạo đức cho nhiều thế hệ, nên tính chất lan tỏa xã hội rất lớn.

Do đó, không thể có chuyện xảy ra bạo lực trong nhà trường này.

Cần thiết phải xử nghiêm các trường hợp. Tìm ra nguồn gốc, nguyên nhân của vấn đề để xử lý triệt để".

Xem xét khởi tố vụ học sinh bị tát 231 cái vì nói tục
Trước đó, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thông tin, liên quan đến vụ việc giảng viên đấm vào mặt trưởng khoa xảy ra tại Học viện Quản lý giáo dục, để làm rõ hơn thông tin, ngày 23/11 phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với ông Phạm Quang Trung, Giám đốc Học viện.

Theo ông Trung, đây không phải vấn đề liên quan đến đạo đức giáo dục, không phải là vấn đề mâu thuẫn lớn giữa hai giáo viên.

Ông Trung cho rằng: "Hiện ông Đoài có dấu hiệu bệnh về thần kinh. Bộ môn đã không phân công ông Đoài giảng dạy học kỳ này.

Bản thân ông Đoài có vấn đề gay go thần kinh, tâm lý, việc xảy ra khiến nhiều người nghĩ rằng đây là hai giáo viên có tư cách đạo đức xấu".

Trước đó, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, chiều ngày 21/11, trong cuộc họp tại Khoa Công nghệ thông tin của Học viện Quản lý giáo dục, một sự việc phi giáo dục xảy ra khi giảng viên Nguyễn Văn Đoài đã đấm vào mặt tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng khoa công nghệ thông tin.

Sự việc này đã gây bất ngờ cho các cán bộ giảng viên trong Học viện Quản lý giáo dục — nơi đào tạo cán bộ quản lý cho nghề giáo.

7 học sinh nói xấu thầy cô trên Facebook: ‘Đuổi học sinh là sự thất bại của nền giáo dục’
Ngày 22/11, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Trưởng phòng tổ chức cán bộ, ông Lê Thành Kiên xác nhận có vụ việc này xảy ra.

Ông Kiên cũng cho biết, nhà trường đã biết được vụ việc và đang yêu cầu tổ bộ môn và khoa có ý kiến chính thức

Ngoài ra, ông Kiên cho rằng, đây có thể do tâm lý của ông Đoài chứ không phải do xích mích hay do tranh luận.

Theo ông Kiên, thời gian qua tâm lý của ông Đoài có dấu hiệu không bình thường. Trong học kỳ 1 năm học này ông kêu đau đầu và yêu cầu khoa không bố trí giảng dạy.

Tuy nhiên, ông Kiên thừa nhận hiện vẫn không có chứng nhận y tế hay bất kỳ giấy tờ nào chứng minh ông Đoài không bình thường.

Ngoài ra, ông Kiên còn chia sẻ thêm: "Nếu như việc này xảy ra với một giáo viên bình thường thì học viện sẽ có biện pháp xử lý nghiêm. Nhưng đây là trường hợp đặc biệt. Hướng xử lý vụ này là nhà trường sẽ yêu cầu khám sức khỏe. Nếu có triệu chứng thì phải được điều trị. Do đó, nhà trường chưa đưa ra hình thức kỷ luật thời điểm này. Nếu ông Đoài khám mà có kết quả bình thường như các giảng viên khác thì Học viện sẽ xử lý nghiêm khắc".

Triết lý giáo dục và hậu duệ con dân đất Việt
Liên quan đến vấn đề này, bà Vũ Lê Quỳnh Giang, Phó trưởng Khoa Công nghệ thông tin — người có mặt thời điểm vụ việc xảy ra kể lại, chiều 21/11, khoa họp chuyên môn và họp thăm dò ý kiến về tổ trưởng tổ chuyên môn của Tổ Công nghệ thông tin.

Trong cuộc họp ông Đoài vui vẻ nhưng khi mọi người đang viết phiếu lấy ý kiến thì có xô xát xảy ra giữa ông Đoài và ông Hùng. Bà Giang nhanh chóng chạy đi gọi ông Lê Thành Kiên.

Bà Giang cho rằng, bản thân trong khoa luôn vui vẻ bình thường, còn giữa cá nhân ông Đoài và ông Hùng có vấn đề gì không thì bà không biết.

Bản thân ông Đoài là người bình thường. Trong học kỳ này, ông Đoài báo ốm nên đã không phân công giảng dạy.

Triết lý giáo dục của Việt Nam là gì?
Theo bà Giang, quan điểm xử lý là sai đến đâu xử lý đến đấy.

Bà Giang lý giải, hành động có thể trong lúc nóng quá không kiềm chế được. Vì trước khi sự việc xảy ra, ông Hùng có nói cái gì đó.

Cũng liên quan đến vụ việc này, bà Ninh Thị Thanh Tâm, phụ trách công đoàn của Khoa Công nghệ thông tin cho biết, sau khi sự việc xảy ra bà có hỏi ông Đoài thì thấy trạng thái tâm lý của ông là bình thường.

Ông Đoài cho rằng: "Vụ việc không có gì nghiêm trọng, vì chỉ là bức xúc trong người". Còn cụ thể bức xúc cái gì thì ông Đoài không nói.

Bà Giang còn cho biết sẽ cố gắng tìm nói chuyện giữa hai người có khúc mắc không. Việc làm của ông Đoài là không đúng với cơ quan và tư cách nhà giáo."

Thảo luận