Cô giáo hổ mang. Mặt nạ thành tích. Sự cay đắng và cái má sưng vù của nền giáo dục

© Ảnh : Đức Thọ - TTXVNCô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên Trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình).
Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên Trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau khi cậu học trò nhỏ bị “cô giáo hổ mang” ra lệnh cho học sinh tát 231 cái, một TS, Trưởng khoa Công nghệ thông tin cũng bị giảng viên dưới quyền mình tung thôi sơn quyền giữa mặt, trích bài phân tích của nhà báo Bùi Ngọc Hải, báo điện tử Trí Thức Trẻ.

Mặt nạ rơi xuống…

Giảng viên và Trưởng khoa ấy đều là cán bộ thuộc Học viện quản lý giáo dục — cơ quan cần hành xử có giáo dục nhất.

Trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình). - Sputnik Việt Nam
231 cái tát vào bệnh thành tích giáo dục

Ai đó có thể nói rằng: Hành xử của cô giáo hổ mang kia chỉ là con sâu bỏ rầu nồi canh, là sai phạm cá nhân. Nhưng nếu phân tích kỹ, thì đó phải là "sai phạm của một mắt xích cá nhân trong một guồng máy lỗi".

Khi bà Hiệu trưởng thay vì thương xót học sinh, lại phát biểu rằng nên thông cảm cho cô giáo đang chịu áp lực thi đua.

Khi bà Hiệu trưởng rất chậm rãi trong việc xử lý, thậm chí không thèm đến thăm và xin lỗi học sinh bị đánh, mà lại yêu cầu gia đình họ phải lên trường làm việc.

Khi bà đề nghị báo chí đừng lên tiếng vì "trường sắp đón nhận chuẩn quốc gia"…, nhà quản lý này đã chứng minh rất rõ, sai phạm của cô giáo hổ mang, không chỉ đơn thuần là vấn đề cá nhân. Nó phải là căn bệnh tập thể, áp lực tập thể.

Học sinh Hoàng Long Nhật, lớp 6-2, Trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình) đã tiếp tục học chiều 24/11. - Sputnik Việt Nam
Xem xét khởi tố vụ học sinh bị tát 231 cái vì nói tục
Theo Trí thức trẻ, việc bà Hiệu trưởng tỏ rõ thái độ không muốn nhận cô giáo hổ mang chỉ vì chuyên môn cô ta trung bình, có thể ảnh hưởng tới "sự nghiệp" đón bằng chuẩn Quốc gia của trường, có khác gì kiểu tư duy "thành tích trên hết" của cô giáo đó: Không chấp nhận học sinh kéo lùi thi đua của lớp.

Cô giáo hổ mang đã "tự thú" rằng hành vi vô giáo dục của mình, xuất phát từ bệnh thành tích: Lớp cô này luôn đội sổ về thì đua.

Thái độ lạ lùng của bà Hiệu trưởng đã vô tình làm rơi chiếc mặt nạ, lộ ra khuôn mặt thật đầy nếp nhăn bệnh thành tích.

Nếu ngôi trường có giáo viên và Hiệu trưởng như thế, kể cả có đạt chuẩn Quốc gia, thì đó vẫn là một thứ chuẩn thảm hại.

Mọi thứ chuẩn đều là công cụ để sự nghiệp trồng người hiệu quả hơn. Nếu chuẩn chỉ có trên tấm bằng mà không hiện diện trong tư duy và sự nhân ái của nhà giáo, đó là chuẩn phản giáo dục.

Hồ Thanh Bình, con trai GS Hồ Ngọc Đại - Sputnik Việt Nam
Con trai GS Đại, cháu ngoại cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và chuyện tình báo Trung Quốc
Khi câu chuyện về công nghệ giáo dục của thầy giáo già Hồ Ngọc Đại được mổ xẻ, rất nhiều người đã thay đổi nhận thức, mơ ước được học trong những ngôi trường coi trọng hạnh phúc và sự "được là chính mình" của học sinh.

Họ cũng đã nhìn thấy ở GS Đại hình ảnh của vị Hiệu trưởng tuyệt vời trong tác phẩm thiếu nhi kinh điển Totochan — cô bé bên cửa sổ.

Những học sinh hôm nay bị đánh và phải đánh bạn, sẽ nghĩ gì, tin gì, học được gì ở cô giáo hổ mang và cô hiệu trưởng khát khao danh hiệu hơn xót xa thân thể và tinh thần học sinh?

Ai dám chắc những học sinh bị đánh hôm nay, ngày mai không trở thành giảng viên tung cú đấm vào giữa mặt đồng nghiệp?

PGS.TS Trịnh Hoà Bình, Giám đốc Trung tâm dư luận xã hội và truyền thông đại chúng - Sputnik Việt Nam
7 học sinh nói xấu thầy cô trên Facebook: ‘Đuổi học sinh là sự thất bại của nền giáo dục’
Đâu đó vẫn có thể xuất hiện một cá nhân giáo viên hung bạo, nhưng để cho giáo viên ấy phạm lỗi nghiêm trọng nhiều lần mà không bị cách ly khỏi môi trường giáo dục, thì đương nhiên hệ thống có lỗi.

Học sinh của cô giáo hổ mang kể lại: Trước đó, trong lớp đã có 9-10 học sinh bị cô tra tấn kiểu ấy. Chưa hết, ở trường khác, ngón đòn tàn nhẫn này cũng đã được cô giáo đó sử dụng

Khi vụ gian lận điểm thi được phát hiện ở Sơn La, nhiều người đã nhanh nhảu biện minh rằng: Quy trình có chặt chẽ đến đâu mà con người cố tình sai phạm, thì không thể tránh. Đó chỉ là sai phạm cá biệt.

Nhưng khi cơn bão gian lận thi cử quét qua nhiều tỉnh khác, đương nhiên không ai có thể phủ nhận: Đó chính là lỗi hệ thống, lỗi quy trình. Vì vậy đâu chỉ có kẻ trực tiếp gian lận mới phải chịu trách nhiệm mà những người to hơn của hệ thống, không thể chối bỏ trách nhiệm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
Giáo viên Toán "thách đố" Bộ trưởng Bộ Giáo dục dạy Toán lớp Một
Ở một cơ quan bình thường, đâu đó vẫn xảy ra một cách đơn lẻ chuyện nhân viên đấm sếp. Nhưng ở một cơ quan chuyên về giáo dục mà giảng viên đấm thẳng mặt giảng viên, lại có nhiều điều phải suy nghĩ.

Một kẻ ít học hành hung người khác đã gây phẫn nộ hơn. Con trai nguyên một chủ tịch huyện ở Thanh Hóa mà cũng lao vào hành hung nữ nhân viên Vietjet như chốn không người (chỉ vì cô phải làm việc, không thể chụp ảnh cho anh ta), chắc chắc gây phẫn nộ hơn. Quan chức thất bại trong việc dạy con gợi suy tư nhiều hơn người bình thường có con hư hỏng.

Ghế nóng và "bàn tay dư luận"

Rồi đây, khuôn mặt sưng vù, tím đen của cậu bé bị cô giáo bắt bạn bè tát đến nhập viện, sẽ hồng hào trở lại.

Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung - Sputnik Việt Nam
Người Việt đang mất niềm tin vào nền giáo dục trong nước?
Nhưng sẹo tâm hồn của những đứa trẻ chập chững bước vào đời; vết ố trên bộ mặt vốn đã không mịn màng của nền giáo dục, thì rất khó xoá.

Cô giáo phản giáo dục ấy có thể bị cách ly trực tiếp khỏi học sinh như ý kiến của nguyên thứ trưởng Bộ GD —ĐT, ít nhất là đến khi nào cô này thay đổi thực sự. Ngôi trường ấy có thể không đạt chuẩn trong một thời gian.

Nhưng việc đó không khiến những khối u trong giáo dục mất đi, hôm nay nó không tràn dịch nơi này thì ngày mai sẽ bục nơi khác. Căn nguyên khối u chưa được triệt bỏ.

Tất nhiên, phải nói rằng giáo dục một con người, một thế hệ, không phải chuyện riêng của ngành giáo dục, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Công an lấy lời khai của gái bán dâm bị bắt quả tang. - Sputnik Việt Nam
4 lần bán dâm mới đuổi học: Giáo dục kiểu gì vậy?
Không thể có một môi trường giáo dục hoàn toàn thuần khiết ở trường lớp, nếu ngoài đời thầy cô vẫn phải bon chen, luồn lách để tồn tại; nếu ở nhà học sinh vẫn bị tiêm nhiễm bởi thói hư tật xấu, bệnh dối trá và áp lực của người lớn.

Nhưng nếu ở ngay trong khuôn viên trường học mà học sinh còn thường xuyên bị tác động tiêu cực bởi những hành vi và thái độ rất xấu của giáo viên, của hiệu trưởng, thì công cuộc trồng người sẽ hoàn toàn thất bại.

Vì vậy, cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng: Muốn thay đổi xã hội hiệu quả, ngành giáo dục phải sửa mình trước tiên.

Năm nay và có thể nhiều năm nữa, kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn cao vòi vọi, gần 100%, thậm chí các tỉnh miền núi không hề kém cạnh miền xuôi; tỉ lệ học sinh giỏi vẫn làm ngạc nhiên bạn bè quốc tế, các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục nhúc nhích… nhưng bức xúc về giáo dục không vì thế giảm đi, mà ngược lại.

Học sinh - Sputnik Việt Nam
Cám dỗ nào khiến công chức giáo dục Hà Giang - Sơn La "ngã ngựa"
Không một ai có thể thay đổi tất cả một lúc, nhưng nếu không biết hoặc không dám chọn 1 —2 lĩnh vực cấp thiết nhất để cách mạng triệt để, thì những nhà quản lý giáo dục sẽ mãi mãi phải ngồi ghế nóng và cái ngành có bản chất cao quý này không tránh khỏi sưng vù mặt bởi "bàn tay dư luận".

Hãy bắt đầu từ việc nói không với bệnh thành tích. Khi bệnh thành tích được hạn chế, bệnh gian dối cũng sẽ giảm thiểu.

Một người nghiên cứu giáo dục lâu năm, PGS.TS Trần Hữu Quang đã phải thốt lên: "Xu hướng chạy theo thành tích là một hiện tượng bệnh hoạn làm tê liệt cả thầy lẫn trò".

Nếu nơi nào đó, bệnh thành tích vẫn trở thành chiếc mặt nạ bóng loáng đeo trên mặt giáo viên, hiệu trưởng và trên mặt người có trách nhiệm với nền giáo dục, thì nơi đó chắc chắn sẽ vẫn còn những khuôn mặt học sinh sưng vù, vẫn còn những cú đấm vỡ mặt trưởng khoa, vẫn còn những cuộc sát hạch tín nhiệm khiến ai đó phải cay đắng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала