Tân Đại sứ Trung Quốc nói về mối quan hệ với Việt Nam và tranh chấp trên Biển Đông

Bất đồng trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc do lịch sử để lại, chúng ta không thể né tránh, cần xử lý khách quan và hợp lý vấn đề này. Hai bên nên giao cho các bộ ngành liên quan xem xét, cùng các chuyên gia tìm ra giải pháp thỏa đáng, ông Hùng Ba chia sẻ trên Vnexpress.
Sputnik

Ông Hùng Ba, Tân Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, trao đổi với VnExpress bên lề hội thảo "Sáng kiến Vành đai — Con đường và Hợp tác Việt — Trung" mới đây tại Hà Nội. 

- Xin ông cho biết ưu tiên của mình trong nhiệm kỳ đại sứ tại Việt Nam? 

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc "bắt tay" Philippines khai thác dầu khí ở Biển Đông

— Ưu tiên hàng đầu của tôi là nỗ lực hợp tác với Việt Nam để thực hiện tốt các nhận thức chung mà cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, giành được sự phát triển mới và to lớn hơn nữa.

Tôi sẽ chú trọng đến ba việc, gồm duy trì trao đổi mang tính chiến lược giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy hợp tác thiết thực, đặc biệt là trong kinh tế, thương mại và giao lưu nhiều hơn với người dân Việt Nam. Tôi mong tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa để tăng cường sự hiểu biết và hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

- Đại sứ đánh giá thế nào về vấn đề trên biển?

Chấn động: Báo Trung Quốc ngang nhiên "bày mưu" độc chiếm Biển Đông
- Bất đồng trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc do lịch sử để lại, chúng ta không thể né tránh, cần xử lý khách quan và hợp lý vấn đề này. Hai bên nên giao cho các bộ ngành liên quan xem xét, cùng các chuyên gia tìm ra giải pháp thỏa đáng. Việc này cần có một khoảng thời gian nhất định.

Điều quan trọng nhất lúc này là nên có biện pháp kiểm soát hiệu quả bất đồng, để hai bên cùng có lợi và không ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Chúng ta không thể vì tồn tại tranh chấp mà không triển khai hợp tác, cần thông qua tăng cường hợp tác đó để có điều kiện tìm ra giải pháp thỏa đáng.

Đáng mừng là lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được nhận thức chung về vấn đề này. Chúng tôi tin rằng chỉ cần hai bên kiên quyết coi trọng đại cục, sẽ nhất định xử lý được vấn đề này một cách thỏa đáng.

- Một vấn đề lớn hiện nay giữa hai nước là xây dựng lòng tin, ông có đề xuất gì để tăng cường điều này?

Tướng Vịnh nói về quan hệ quốc phòng Việt-Trung và thẳng thắn chuyện Biển Đông
- Lòng tin là nền tảng của hợp tác, chỉ có xây dựng lòng tin mới có thể thúc đẩy quan hệ Việt — Trung phát triển ổn định, lành mạnh. Năm 2015 và 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện chuyến thăm mang tính lịch sử lẫn nhau, đạt được nhận thức chung trong nhiều lĩnh vực quan trọng về việc củng cố và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước. Hai bên nhất trí Việt — Trung đều là nước xã hội chủ nghĩa, do đảng Cộng sản lãnh đạo, việc tăng cường đoàn kết hữu nghị, thúc đẩy hợp tác là có lợi cho việc bảo vệ sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.

Hai bên cần thực hiện tốt những nhận thức chung này, đi sâu thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, không ngừng mở rộng để tăng cường lợi ích chung, kiểm soát tốt bất đồng, tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa các bộ ngành, các địa phương và nhân dân hai nước bằng các hành động thực tế. Hai nước cần dùng các hành động thực tế để tăng hiểu biết và lòng tin của nhân dân hai nước.

- Ông đánh giá thế nào về hợp tác kinh tế giữa hai nước, nhất là trong vấn đề thâm hụt thương mại?

Nga và Việt Nam ủng hộ việc nhanh chóng thông qua Quy tắc ứng xử cho các bên tại Biển Đông
- Gần đây hợp tác kinh tế thương mại Việt — Trung có xu thế phát triển tốt. Năm ngoái, kim ngạch hai chiều đạt hơn 120 tỷ USD, Trung Quốc 14 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác lớn thứ 8 trên toàn cầu.

Về vấn đề thâm hụt thương mại, nguyên nhân chủ yếu do khác biệt giữa mô hình kinh tế của hai nước. Trung Quốc không muốn theo đuổi xuất siêu, tạo thâm hụt thương mại với Việt Nam và đã áp dụng các biện pháp để giải quyết tình trạng này. Trung Quốc ủng hộ Việt Nam thành lập các cơ quan xúc tiến thương mại ở Trung Quốc, cung cấp ưu tiên những vị trí tốt cho gian hàng triển lãm, ưu đãi cho Việt Nam trong các hội chợ triển lãm thương mại. Mới đây, chúng tôi đã mời Việt Nam tham dự Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất (CIIE2018) với tư cách là quốc gia danh dự. Việt Nam lần đầu tiên đóng vai trò chủ tịch nhóm khách mời trong một triển lãm quốc tế về xuất nhập khẩu tại Trung Quốc. Từ năm ngoái tới nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng hai con số, thâm hụt thương mại giảm rõ rệt.

Ông Pence "vỗ thẳng mặt": TQ quân sự hóa và bành trướng ở biển Đông nguy hại cho thế giới
Đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam cũng có mức tăng ổn định. Có thể kể ra một số dự án như nhà máy sản xuất điện mặt trời ở tỉnh Bắc Giang, khu công nghiệp Long Giang ở tỉnh Tiền Giang, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Xuân giai đoạn I. Các dự án này góp phần tạo ra nhiều việc làm cho lao động Việt Nam và thúc đẩy kinh tế xã hội của các địa phương liên quan.

Sau 40 năm cải cách, kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ mô hình phát triển tốc độ cao sang chất lượng cao. Việt Nam qua 32 năm Đổi mới cũng bước vào quá trình chuyển đổi nhanh mô hình kinh tế. Lợi thế của hai nước bổ sung cho nhau, tiềm năng hợp tác và bổ sung cho nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam là rất lớn. Trung Quốc sẵn sàng ủng hộ, khuyến khích các doanh nghiệp có thực lực của Trung Quốc tới Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu, dựa theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo hai bên cùng có lợi.

- Người dân Việt Nam nghi ngại về chất lượng và tiến độ các hạng mục công trình đường sắt số hai tại Hà Nội do Trung Quốc đầu tư, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

— Dự án đường sắt số hai Hà Nội, nối Cát Linh — Hà Đông, sử dụng vốn vay ưu đãi của Trung Quốc. Thời gian thi công công trình kéo dài do có nhiều nguyên nhân như giải phóng mặt bằng chậm, thay đổi thiết kế, thời gian thẩm tra dự toán cũng trễ.

Chuyên gia: Nga ủng hộ giải pháp nhân nhượng trong vấn đề Biển Đông
Doanh nghiệp Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để hoàn thiện công trình, và thời gian thi công thực tế chưa đầy ba năm. Tháng 9/2018, dự án đã được đưa vào vận hành thử. So với các dự án giao thông đường sắt đô thị khác của Việt Nam có cùng thời gian thi công, đây là công trình có tiến độ nhanh nhất. Với kỹ thuật tiên tiến, dự án sau khi hoàn thiện sẽ giúp giảm gánh nặng của giao thông Hà Nội. Nếu có thời gian, tôi chào mừng các bạn tới đi thử để tự mình cảm nhận.

- Trong khuôn khổ Vành đai, Con đường, Trung Quốc ưu tiên hợp tác gì với Việt Nam? 

— Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc và Việt Nam ký biên bản ghi nhớ (MOU) về kết nối sáng kiến Vành đai, Con đường và sáng kiến Hai hành lang, một vành đai. Vấn đề cốt lõi là trên nguyên tắc cùng bàn bạc, cùng xây dựng, cùng hưởng lợi. Hai nước tăng cường hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, thúc đẩy chiến lược và chính sách phát triển.

Liệu có kết thúc đàm phán về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong hạn như Trung Quốc muốn?
Các cơ quan liên quan của hai bên đang thảo luận các biện pháp cụ thể để hiện thực hóa MOU. Các dự án bước đầu thu hoạch sớm có kết quả như xây dựng quy hoạch dự án đường sắt Lào Cai — Hà Nội — Hải Phòng, xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua kinh tế xuyên biên giới, khu hợp tác du lịch qua biên giới. Trong quá trình này, Trung Quốc sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, nghiên cứu và bàn bạc thêm về cung cấp vốn đầu tư cần thiết, đồng thời tăng cường sự hiểu biết và ủng hộ của nhân dân hai nước với các dự án hợp tác song phương, thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa.

Sáng kiến "Hai hành lang, một vành đai" được đưa ra từ năm 2004 gồm hai hành lang kinh tế "Côn Minh — Lào Cai — Hà Nội — Hải Phòng", hành lang "Nam Ninh — Lạng Sơn — Hà Nội — Hải Phòng" và một "Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ", nhằm hợp tác trên nhiều lĩnh vực như thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch.

Thảo luận