Chắc chắn tại EAS-2018 cũng sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông, từ lâu đã là yếu tố bất ổn trong quan hệ giữa các nước láng giềng. Trước hết là Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, ở mức độ thấp hơn là Malaysia và Brunei. Gần đây, nhiệt độ Biển Đông đã nhiều lần lên đến "điểm căng thẳng", đe dọa xung đột vũ trang. Ngoài ra, can thiệp vào vấn đề còn có "bên thứ ba", với bờ biển nằm ở phía bên kia Thái Bình Dương.
Tất nhiên, là một phần không thể tách rời của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, "các vùng căng thẳng" phía tây Thái Bình Dương khiến Nga lo ngại. Trong vấn đề "Biển Đông", Moskva ủng hộ các thành tựu ngoại giao nhân nhượng. Và đó không phải là ngẫu nhiên, bởi Nga là đối tác chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc — hai quốc gia chính trong vấn đề này.
Nga và Trung Quốc là hai quốc gia lớn, đều là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hai cường quốc hạt nhân với biên giới chung dài 4209 km. Ngoài sự quan tâm lẫn nhau rõ rệt trong hợp tác kinh tế sâu rộng và đa dạng, trong bối cảnh địa lý hiện tại, cho dù muốn hay không, Moskva và Bắc Kinh đơn giản là có nghĩa vụ trở thành đối tác chính trị quân sự của nhau.
Về quan hệ Nga-Việt, chuyên gia Nga, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương, Viện Nghiên cứu Đông phương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Dmitry Mosyakov lưu ý về vấn đề này:
"Quan hệ của Nga với Việt Nam là quan hệ truyền thống, đa yếu tố, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế và hợp tác quân sự-kỹ thuật mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề văn hóa xã hội, ký ức lịch sử nhất định. Từ quan điểm thái độ tích cực đối với Nga, Việt Nam chiếm một trong những vị trí hàng đầu trên thế giới, nếu không phải là vị trí thứ nhất. Theo các cuộc thăm dò gần đây, 73-75% dân số Việt Nam coi Nga là bạn và đồng minh. Đây là sự ủng hộ không chỉ của giới tinh hoa chính trị, mà là toàn bộ xã hội Việt Nam. Từ quan điểm này, sự hợp tác giữa Nga và Việt Nam mang bản chất chiến lược chính thức. Và điều đó được thể hiện trong các dự án chung về các lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, quân sự-kỹ thuật, được thiết kế cho nhiều năm."
Trong những năm gần đây, có vẻ như cả Việt Nam và Trung Quốc đều đang cố gắng không làm cho quan hệ trầm trọng thêm, không "đẩy mạnh" vấn đề Biển Đông. Lý do cho điều này là khác nhau.
"Gần đây, quan hệ Việt-Trung đã bắt đầu di chuyển theo hướng tích cực. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đến thăm Bắc Kinh, thảo luận về các dự án trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật. Mối liên hệ giữa các đảng cộng sản cầm quyền, giữa các tỉnh của hai nước đang được tăng cường. Chúng ta không nên quên rằng Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại chính của Việt Nam (doanh thu thương mại gần 60 tỷ USD). Và lợi ích kinh tế thực dụng lớn hơn, mặc dù Biển Đông vẫn là vấn đề đáng kể cho Việt Nam. Nga hoan nghênh sự bình thường hóa toàn bộ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Khi đó, Biển Đông không còn là "điểm nhảy cảm" ngăn Moskva phát triển quan hệ với cả Hà Nội và Bắc Kinh, buộc phải liên tục tìm sự cân bằng trong quan hệ với cả hai nước. Nga chắc chắn sẽ ủng hộ sự nhượng bộ Trung-Việt trên "Biển Đông", — ông Dmitry Mosyakov nói.
Đồng thời, chuyên gia lưu ý rằng vấn đề Biển Đông đang chuyển sang một bình diện khác — đó là cuộc đối đầu toàn cầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Và điều này không thể không khiến cho Nga quan ngại. Khu vực Thái Bình Dương này vẫn còn đầy nguy cơ xuất hiện cuộc xung đột quy mô lớn, không còn mang tính chất địa phương. Trong khi đó, sự cố gần đây khi tàu khu trục Decatur của Hải quân Hoa Kỳ tiếp cận quần đảo Trường Sa (tàu khu trục Luyang của Trung Quốc đã đánh chặn, và "người Mỹ" nhanh chóng rời đi) cho thấy rằng cuộc xung đột trong Biển Đông rõ ràng không phải là lợi ích của Mỹ.