Sau khi nói phá phủ Thành Chương rất phí, Bí thư Sóc Sơn "nhận gạch đá đủ xây nhà 20 tầng"

Bí thư huyện ủy Sóc Sơn chia sẻ, sau khi ông nêu ý kiến về việc phá Việt phủ Thành Chương rất phí đã nhận được rất nhiều "gạch đá và có thể đủ để xây nhà 20 tầng", Trí thức trẻ dẫn lời ông Phương cho biết.
Sputnik

"Phá Việt phủ Thành Chương rất phí"

Đối với công trình Việt phủ Thành Chương, Bí thư huyện ủy Sóc Sơn cho hay, hiện huyện đang chờ kết luận cuối cùng của của thanh tra để có hướng xử lý. Trước câu hỏi về việc từng trả lời báo chí cho rằng, nếu phá công trình Việt phủ Thành Chương thì rất phí, vậy liệu ông có "rút" lại ý kiến này không?

Biệt thự sai phạm của Mỹ Linh sẽ bị xử lý như thế nào?

Ông Phương cho rằng, bản thân ông nói như vậy, bởi đây là công trình văn hóa Việt cổ, hiếm nơi nào có với những con chó đá tuổi đời mấy trăm năm và nhiều khách du lịch nhất là quốc tế đã đến đây, coi như một tour du lịch giới thiệu văn hóa Việt cổ.

"Nếu nói phá thì mình là người vô cảm, thế nhưng phải trên cơ sở pháp luật. Nếu sau này, thấy văn hóa đó cần phải lưu giữ nên tạo ra cơ chế hợp pháp cho bản thân người ta làm cảm thấy yên tâm chứ không 5 — 7 năm lại lôi ra một lần, lại thanh tra… Việc này, không những mệt chính quyền mà bản thân người làm cũng sẽ thấy không yên tâm.

Cũng phải khẳng định, bộ sưu tầm của ông Chương cực kỳ hiếm, ở Việt Nam chỉ còn duy nhất ở đó chứ không còn nhiều. Vì vậy, tôi nói câu chuyện phá rất phí", ông Phương nêu. Bí thư huyện ủy Sóc Sơn chia sẻ thêm, sau khi ông nêu ý kiến về việc phá Việt phủ Thành Chương rất phí đã nhận được rất nhiều "gạch đá và có thể đủ để xây nhà 20 tầng".

"Tôi nói việc phá công trình Việt phủ Thành Chương đi rất phí là đúng, bởi mình không thể vô cảm, phải có sự nhìn nhận việc phá đơn giản, chỉ cần chiếc máy xúc vào vài tiếng là xong.

Lãnh đạo Hà Nội nhận trách nhiệm vụ Ba Vì, Sóc Sơn
Chúng tôi cũng mong qua việc thanh tra toàn diện, các cấp chính quyền có sự nhìn nhận, xử lý phù hợp và nếu có sai phạm, buộc phải xử lý thì có thể tạo ra cơ chế như về đất hợp pháp để người ta chuyển về, yên tâm làm. Còn chắc chắc huyện sẽ chờ kết luận cuối cùng của thanh tra và nghiêm túc thực hiện", ông Phương chỉ rõ.

Bí thư huyện ủy Sóc Sơn cho biết thêm, ông đã đến, dẫn một số đoàn khách vào thăm Việt phủ Thành Chương và trước đây, vào cửa tự do nhưng gần đây có bán vé nhằm bù đắp các chi phí bảo dưỡng, duy tu.

"Việt phủ Thành Chương chỉ mang giá trị tinh thần, nằm trong chuỗi văn hóa tâm linh từ đền Gióng, tượng đài rồi xuống tới Việt phủ Thành Chương. Chúng tôi đang mong muốn xây dựng tour du lịch tâm linh ở khu vực đó mới phong phú, mọi người mới về được, chứ Sóc Sơn rất gần Hà Nội chẳng ai ở đêm ở đó cả nên có xây khách sạn cũng chẳng ai ở", ông Phương nói thêm.

Về ý kiến cho rằng Hà Nội nên mua lại việt phủ Thành Chương, ông Phương nhấn mạnh, hiện huyện vẫn chờ kết luận thanh tra nhưng ông ủng hộ phương án này.

"Nếu hai bên ngồi lại được với nhau bàn bạc đi theo phương án mua lại cũng là tốt. Bởi quay trở lại câu truyện ở đó có nhiều hiện vật quý giá, chưa từng nhìn thấy ở đâu. Những cái đó là lý do tôi cảm thấy tiếc, lãng phí nếu bỏ….

Bí thư Hoàng Trung Hải nói gì về rừng phòng hộ ở Sóc Sơn bị 'xẻ thịt'?
Đương nhiên phải thực thi pháp luật nhưng những gì là giá trị văn hóa khi phá nó đi không thể làm lại được, không thể lấy lại được nên mình cần tìm một cơ chế nào đó để có thể phối hợp xem xét hợp pháp…

Chúng tôi cũng mong muốn vì như thế sẽ có điểm du lịch tâm linh một cách đàng hoàng", ông Phương nói thêm.

Người đứng đầu huyện ủy Sóc Sơn nêu rõ, sau khi có các thông tin về sai phạm được nêu ra, cả gia đình Mỹ Linh và Việt phủ Thành Chương không có bất cứ đơn thư gì gửi đến chính quyền.

Ông Phạm Xuân Phương.

Nhà Mỹ Linh xây dựng vượt quá hơn 138 m2

Chiều 4/12, bên lề kỳ họp HĐND TP Hà Nội, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn Phạm Xuân Phương đã có những trao đổi xung quanh việc xử lý những sai phạm liên quan đến đất rừng của địa phương, trong đó có 2 công trình "trọng điểm" là phủ Thành Chương và nhà của ca sĩ Mỹ Linh.

Về việc cưỡng chế 18 công trình vi phạm đất rừng tại xã Minh Phú, theo ông Phương, nếu như theo kế hoạch ban đầu trong tháng 11/2018 sẽ thực hiện xong, tuy nhiên, sau khi huyện có kế hoạch, UBND TP có quyết định thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn.

"Về mặt nguyên tắc, khi tiến hành thanh tra thì tất cả các hoạt động khác phải dừng lại để chờ kết luận thanh tra.

Mỹ Linh bị “ném đá”: Ghê rợn như thời Trung Cổ
Do đó, đối với 18 công trình vi phạm ở xã Minh Phú, hiện đã có 5 công trình tự tháo dỡ còn lại các công trình khác chúng tôi đang chờ kết luận cuối cùng của Thanh tra TP công bố trong tháng 1/2019 để thực hiện kế hoạch xử lý", ông Phương nói.

Liên quan đến công trình nhà ca sỹ Mỹ Linh và Việt phủ Thành Chương, theo ông Phương, đã được kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2006 chỉ rõ và huyện đang chờ kết luận của Thanh tra TP để có hướng xử lý.

Đối với công trình nhà của ca sĩ Mỹ Linh, theo ông Phương, gia đình có sổ đỏ và trong sổ hiện nay cho xây dựng là 400 m2 đất làm nhà ở, 200 m2 đất trồng cây ăn quả, còn lại 11.600 m2 đất vẫn là đất rừng.

Biệt phủ của ca sĩ Mỹ Linh

"Nhưng hiện nay công trình nhà ca sĩ Mỹ Linh đã xây dựng với tổng diện tích 538,6m2. Số diện tích xây dựng vượt quá là hơn 138 m2. Hiện cơ quan thanh tra đang làm và sẽ kết luận cả việc cấp sổ đỏ cũng như các vấn đề liên quan. Sau khi có kết luận của thanh tra, chúng tôi sẽ thực hiện xử lý nghiêm túc và tôi cũng muốn nói hãy coi ca sĩ Mỹ Linh như là một công dân. Sai đến đâu xử đến đấy và khi đã có kết luận sẵn sàng thuyết phục để mọi người tự nguyện khắc phục chứ không phải cưỡng chế…", ông Phương nói.

Thảo luận