Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật được Quốc hội thông qua

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chu Văn Yêm chính thức thông báo Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 Luật đã được Quốc hội thông qua, thông tin từ VOV cho biết.
Sputnik

Ngày 11/12, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chu Văn Yêm chính thức thông báo Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 Luật đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật An ninh mạng

Cụ thể ngày 29/11/2018, Chủ tịch nước đã ký ban hành Lệnh số 08 công bố Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước; ngày 03/12/2018, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 09, 10, 11, 12, 13 công bố 05 Luật, gồm: Luật Đặc xá, Luật Trồng trọt; Luật Chăn nuôi, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; ngày 04/12/2018, Chủ tịch nước đã ký ban hành các Lệnh số 14, 15, 16 công bố 03 luật, gồm: Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.

Dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, bộ, ngành liên quan đến các luật được công bố lần này, gồm: Thượng tướng Lê Chiêm — Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Văn Sơn — Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh; Phó Tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng; cùng các đồng chí là trợ lý Chủ tịch nước, đại diện cơ quan, ban ngành liên quan; đại diện các cơ quan thông tấn báo chí.

Phát biểu khai mạc buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chu Văn Yêm cho biết, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV đã thông qua 09 Luật. Căn cứ Hiến pháp năm 2013 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chủ tịch nước đã ký 09 Lệnh về việc công bố Luật. 

Hôm nay 15/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
Tiếp đó, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan trình bày tóm tắt nội dung chính của 09 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.

Phó Tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh giới thiệu nội dung cơ bản Luật Phòng, chống tham nhũng. Theo đó, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019, gồm 10 chương, 96 điều, quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh trình bày tóm tắt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Thứ trưởng Lê Quang Mạnh cho biết, để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch sau khi Luật Quy hoạch được thông qua, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV tiếp tục xem xét và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, bảo đảm quy định của các luật có liên quan thống nhất, đồng bộ với Luật Quy hoạch và có hiệu lực đồng thời từ ngày 01/01/2019 để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý, xung đột, vướng mắc trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các quy hoạch. Trong đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch được xây dựng trên quan điểm lấy Luật Quy hoạch làm gốc.

Nực cười: Sinh viên sư phạm bán dâm 4 lần mới đuổi học?
Trình bày tóm tắt Luật Trồng trọt và Luật Chăn nuôi, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến thông tin: Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, gồm 7 chương, 85 điều quy định về giống cây trồng, phân bón, canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm giống cây trồng. Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, gồm 8 chương, 83 điều, quy định về hoạt động chăn nuôi, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi, quản lý nhà nước về chăn nuôi.

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An cũng giới thiệu một số nội dung chính của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học. Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2019, đã sửa đổi theo đúng quy định của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, sửa đổi, bổ sung 36 điều, bổ sung mới 01 điều, bãi bỏ, thay thế một số cụm từ và chỉnh sửa một số điều về mặt kỹ thuật. Điểm mới của Luật là tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học, mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học. Đặc biệt, Hội đồng trường có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy, quyết định nhân sự, tiêu chuẩn hiệu trưởng và giáo viên theo quy định của pháp luật.

Bộ Công an: “Luật An ninh mạng không khiến Facebook, Google rút khỏi Việt Nam”
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an trình bày tóm tắt nội dung cơ bản của Luật Công an nhân dân, Luật Đặc xá và Luật Bí mật nhà nước. Theo đó, Luật Công an nhân dân năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01/07/2019, gồm 07 chương, 46 điều, so với Luật Công an nhân dân năm 2014 tăng 01 điều, sửa đổi, bổ sung 40 điều. Luật đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 22 ngày 15/03/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Công an nhân dân năm 2014; đảm bảo thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trình bày nội dung cơ bản Luật Đặc xá, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn cho biết, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019, gồm 6 chương, 39 điều, so với Luật Đặc xá năm 2007 đã tăng 03 điều, sửa đổi bổ sung 34 điều.

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước gồm 05 chương, 28 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020, có các quy định liên quan đến lập, thẩm định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được xây dựng trên cơ sở kế thừa những quy định còn nguyên giá trị của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 và bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới.

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ an ninh quốc gia
Trình bày tóm tắt nội dung Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019, gồm 8 chương, 41 điều. Luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Việc Quốc hội ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam thể hiện tuyên bố mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta về quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển bằng các biện pháp pháp luật, hòa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế. Đồng thời, đây cũng là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ biển, đảo Việt Nam giai đoạn hiện nay. Luật Cảnh sát biển Việt Nam là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc để cảnh sát biển Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vị trí, vai trò tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cũng tại buổi họp báo, đại diện các bộ, ban ngành đã giải đáp một số câu hỏi của phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí liên quan đến các quy định và việc thực thi trong Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Thảo luận