Putin làm việc cho Stasi: báo chí màu vàng săn tin giật gân?

Matxcơva (Sputnik) - Vào những năm 1980 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm việc tại văn phòng KGB ở Dresden trên lãnh thổ CHDC Đức. Thực tế này được biết rõ và ông Putin cũng thường nhắc nhở về điều đó.
Sputnik

Nhưng bây giờ, tờ báo lá cải Bild của Đức đưa tin "giật gân" về việc phát hiện một bằng chứng xác nhận ông Putin từng làm việc cho Stasi — cơ quan tình báo chính thức của Cộng hòa Dân chủ Đức. Tờ báo khẳng định rằng, gần đây họ đã tìm thấy tấm thẻ định danh có tên Vladimir Putin trong kho hồ sơ của Stasi. 

Điện Kremlin bình luận về chứng nhận Stasi mang tên Putin

Việc phát hiện chiếc thẻ, nếu nó tồn tại trên thực tế, được phản ánh rộng rãi như một tin "giật gân" trên các trang web tiếng Đức và tiếng Anh, trên Twitter, v.v. Tờ báo yêu cầu bạn độc Đức trả tiền để đăng nhập trang web này, điều đó cho thấy rằng, trang này chủ yếu là để giải trí chứ không phải để báo tin.

Theo tờ báo, tấm thẻ mới được tìm thấy vì đến nay nó được giữ "trong các hồ sơ bí mật của Stasi chưa được phân loại".

Bài báo Bild nhắc đến ông Konrad Felger, người đã đứng đầu Văn phòng Dresden của Cơ quan phụ trách quản lý kho dữ liệu của Stasi (BStU).

Ông Felger cho biết rằng, trước đây không có thông tin nào về tấm thẻ định danh của Putin. Theo ông, nhân viên "với tấm thẻ như vậy có thể dễ dàng vào và rời văn phòng Stasi (…) do đó anh ta thậm chí không cần phải nói với bất cứ ai rằng anh ta đang làm việc trong văn phòng KGB". Tờ báo viết, tấm thẻ đã được cấp vào ngày 31 tháng 12 năm 1985 và đến cuối năm 1989 liên tục được gia hạn.

Bản thân Felger gọi việc tìm thấy thẻ định danh này chỉ là "giật gân nhỏ", bởi vì trong các tài liệu xác nhận việc cấp chứng minh thư cho các quân nhân Liên Xô không có tên Putin. 

Tổng thống Putin: Kinh nghiệm trong KGB đã giúp tôi trong công việc dân sự

Đối với những người không hiểu biết, thông tin này lúc đầu có vẻ giật gân. Nhưng, có đúng như vậy không? Liệu có tài liệu chứng minh rằng Putin là một "nhân viên của Stasi"? Chưa chắc.

Các bài viết về nội dung này đăng tải trên báo lá cải đều nhấn mạnh rằng, đây là một tin "giật gân". Trên thực tế trong các bài viết đó có nhiều điểm đáng nghi ngờ:

• Tổng thống Nga không bao giờ che giấu sự thật rằng ông đã làm việc trong văn phòng cơ quan đặc nhiệm trên lãnh thổ của CHDC Đức. Ngược lại, tổng thống Nga nói công khai về công việc của ông ở Dresden.
• Việc sở hữu thẻ định danh của Stasi để có thể ra vào các địa điểm của Stasi không có nghĩa là người này làm việc cho cơ quan an ninh nhà nước của CHDC Đức. Bản thân ông Felger cũng nhấn mạnh điều đó: "Sở hữu tấm thẻ không có nghĩa là Putin làm việc cho Stasi".
• Ngoài ra, KGB và Stasi là cơ quan đặc nhiệm của hai nước đồng minh. Và việc hai cơ quan này thiết lập hợp tác và trao đổi chặt chẽ không phải là một tin giật gân.
• Đến nay bức ảnh của chiếc thẻ định danh được cho là "giật gân" vẫn chưa được công bố. Chỉ có một ảnh ghép chất lượng kém mà trong số những thứ khác hiển thị hình ảnh tấm thẻ.

Việc Bild công bố câu chuyện gián điệp "giật gân" về Putin để thu hút sự chú ý không phải là điều mới mẻ trên các phương tiện truyền thông phương Tây. Nếu bạn truy vấn dữ liệu về Tổng thống Nga trong các công cụ tìm kiếm thì sẽ hiển thị hàng loạt "cuộc điều tra" tương tự.

Ví dụ, trong năm 2015, BBC đã công bố một bài dài, trong đó mô tả từng giờ Vladimir Putin đang làm trên địa bàn CHDC Đức khi bức tường Berlin bị sụp đổ. 

Tổng thống Putin đến thăm sếp cũ KGB, thời ông từng làm việc tại Dresden

Vào năm 2010 tờ Sueddeutsche Zeitung đã đăng tải bài viết về các hoạt động của Putin tại CHDC Đức dưới tiêu đề "Sĩ quan KGB Putin ở Dresden: điệp viên và tay đua". Dường như sĩ quan trẻ Vladimir Putin đã lái ôtô ở tốc độ cao tại thành phố Dresden và thích nghe nhạc quá to… Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều bài viết tương tự khác về nhà lãnh đạo Nga. Và bài báo Bild chỉ là một nỗ lực mới săn tin giật gân để tăng tỷ lệ nhấp chuột.

Phát ngôn viên chính thức của điện Kremlin ông Dmitry Peskov có thái độ bình tĩnh đối với bản tin trên báo lá cải. Ông đề nghị các phương tiện truyền thông nêu câu hỏi này với Cơ quan Tình báo đối ngoại.

Thư ký báo chí của tổng thống Nga Dmitry Peskov nói: «Như được biết, dưới thời Liên Xô, KGB và Stasi là hai đối tác. Vì thế, không loại rừ khả năng hai cơ quan này đã trao đổi những chiếc thẻ như vậy".

Theo Thiếu tướng an ninh Nga đã nghỉ hưu, thành viên Hội đồng chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga, ông Alexandr Mikhailov, chắc là tấm thẻ này, nếu nó tồn tại, đã được cấp để đại diện KGB có thể ra vào văn phòng khu vực của Stasi, chứ không phải là giấy chứng nhận của sĩ quan Stasi.

«Tôi không loại trừ rằng, trong văn phòng khu vực của Stasi đã có một phòng dành cho các đại diện của chúng tôi để họ làm việc và lưu trữ tài liệu", — ông Mikhailov nói với Sputnik.

Nga lên kế hoạch khôi phục lại các chức năng của KGB thời Liên Xô

Ông Mikhailov, người đã từng phục vụ tại cơ quan đặc nhiệm, lưu ý rằng, "khi đó các nhân viên làm việc trong văn phòng đại diện của chúng tôi (KGB của Liên Xô — Ed) đã được cấp quyền vào tòa nhà (Cơ quan An ninh của CHDC Đức)".

Ông Mikhailov nêu một thí dụ, khi đó ở Matxcơva đã có văn phòng đại diện của hầu hết các cơ quan đặc nhiệm thuộc các quốc gia đối tác (văn phòng đại diện của cơ quan đặc nhiệm từ các nước xã hội chủ nghĩa), một số nhân viên đã làm việc trong những văn phòng KGB ở các quận phố khác nhau. Vì vậy, để ra vào văn phòng, họ phải được cấp giấy phép vào. Và những giấy phép vào rất giống thẻ nhân viên.

Thảo luận