Cựu Đại sứ Mỹ chỉ trích kế hoạch trục xuất người gốc Việt của Tổng thống Trump

Ông Ted Osius nói trên Zing rằng ông đã phản đối rất nhiều lần chính sách trục xuất người gốc Việt của chính quyền Trump, một trong những nguyên nhân khiến ông từ chức đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Sputnik

Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói ông từ chức vì không thể thực thi nhiều chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, trong đó ông xem chính sách trục xuất di dân, bao gồm người Việt đến Mỹ trước năm 1995, là "tệ hại nhất".

Hoa Kỳ không giữ lời hứa về bất cứ điều gì

"Tôi nghĩ thực sự là không 'Mỹ' chút nào khi trục xuất những người đã kề vai cùng chúng ta… Tôi đã phản đối, phản đối rất nhiều lần", ông trả lời phỏng vấn qua điện thoại với NPR hôm 16/12.

Cựu đại sứ cũng cho biết ông đã gửi thông điệp này đến ngoại trưởng Mỹ khi đó là Rex Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster. "Tôi nói tôi không nghĩ việc thực thi chính sách này là điều đúng đắn", ông chia sẻ.

The Atlantic hôm 12/12 đưa tin chính quyền Tổng thống Trump đang tái khởi động kế hoạch trục xuất người nhập cư gốc Việt sinh sống tại Mỹ. Nhiều người trong số này tới Mỹ trong giai đoạn trong và sau Chiến tranh Việt Nam.

Đây là động thái mới nhất trong chính sách hạn chế tị nạn, thắt chặt nhập cư được ông Trump ưu tiên. Từ lúc tranh cử đến nay, ông đã nhiều lần phàn nàn về vấn đề di dân và thậm chí cho rằng họ là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều tệ nạn ở Mỹ.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius

22 nghị sĩ Dân chủ ngăn Tổng thống Trump trục xuất người nhập cư gốc Việt
Kế hoạch của ông Trump đi ngược tinh thần một thỏa thuận mà Mỹ và Việt Nam ký kết năm 2008 về việc nhận lại người Việt di cư sang Mỹ. Theo đó, người Việt đến Mỹ trước ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, 12/7/1995, sẽ không phải đối tượng áp dụng của thỏa thuận.

Đầu năm 2017, Washington đơn phương diễn giải lại thỏa thuận theo hướng nhằm tước bỏ sự bảo hộ đối với những người phạm tội, qua đó cho phép chính phủ Mỹ trục xuất một phần người nhập cư gốc Việt tới nước này trước ngày 12/7/1995. Với cách diễn giải này, khoảng 8.000 người gốc Việt tại Mỹ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất, theo New York Times.

Theo Đại sứ Osius, những di dân chưa trở thành công dân Mỹ là đối tượng "có nguy cơ". Khi được hỏi về việc nhóm người có thể bị trục xuất bị chính quyền Trump xem là "người ngoại quốc phạm tội bạo lực", ông nói "một số phạm tội, một vài tội không phải tội bạo lực".

Ông kể lại câu chuyện của một người gốc Việt tên "Tuan" ở San Jose, bang California, đã bị giam giữ 2 năm nay với nguy cơ bị trục xuất. Người này từng ăn trộm xe và phải ngồi tù 3 năm, nhưng "18 năm sau đó không hề gặp rắc rối với pháp luật", kinh doanh và đóng thuế "nửa triệu đô-la mỗi năm".

"Việc anh ta phạm tội đã xảy ra lâu lắm rồi, sau khi rời Việt Nam và trước khi anh thực sự ổn định tại đất nước chúng ta (Mỹ)", ông Osius, đại sứ Mỹ tại Việt Nam từ tháng 12/2014 đến tháng 10/2017, nói với NPR.

Mỹ sẽ không trục xuất những người Việt nhập cư
Tháng 8 vừa qua, chính quyền Trump đã tạm dừng kế hoạch trục xuất. Tuy vậy, đến đầu tháng 12, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay Washington sẽ một lần nữa tìm cách "lật ngược" thỏa thuận năm 2008.

Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc tiếp nhận trở lại người Việt di cư sang Mỹ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận năm 2008.

"Việc tiếp nhận trở lại công dân Việt Nam được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên Việt Nam và Mỹ, luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có hiệp định ký năm 2008 giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Mỹ về việc nhận trở lại công dân Việt Nam, và đảm bảo các quyền và lợi ích của công dân phù hợp với quy định, luật pháp của mỗi nước", người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp báo hôm 6/12.

Thảo luận