Kết quả năm 2018. Ở những nơi nào trên thế giới vũ khí Nga được ưu chuộng hơn Mỹ

Vào cuối năm 2018,danh mục đặt hàng của Rosoboronexport đã vượt quá 50 tỷ USD, bao gồm máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++,máy bay trực thăng,hệ thống tên lửa phòng không hạng nặng và hệ thống phòng không vác vai,xe bọc thép đáng tin cậy,vũ khí bộ binh và đạn dược.
Sputnik

Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, khách hàng nước ngoài xếp hàng dài mua vũ khí Nga sau chiến dịch quân sự thành công ở Syria,  sau nhiều cuộc tập trận (kể cả với sự tham gia của nước ngoài). Ngoài ra, theo truyền thống Matxcơva giới thiệu các loại vũ khí và kỹ thuật quân sự tại các hội chợ và triển lãm quốc tế về quốc phòng. Sau đây là bài của Sputnik về các hợp đồng bán vũ khí quan trọng nhất trong năm 2018.

Trong năm 2018 Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của vũ khí Nga. Vào tháng 10, Matxcơva và New Delhi đã ký một siêu dự án về cung cấp cho Ấn Độ tổng cộng 5 trung đoàn (!) tên lửa S-400 trị giá hơn 5 tỷ USD. Đây là thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử Rosoboronexport, đặc biệt là hai bên lựa chọn hình thức thanh toán bằng rúp. Hợp đồng lớn thứ hai với Ấn Độ là bốn tàu khu trục dự án 11356 Burevestnik (NATO định danh là lớp Krivak V) theo sơ đồ hai cộng hai. Vũ khí chính của tàu khu trục — tên lửa hành trình chống hạm siêu âm PJ-10 "BrahMos" có khả năng bắn trúng các mục tiêu trên mặt nước ở khoảng cách 300 km. Một hợp đồng đã được ký kết về cung cấp cho Ấn Độ các tổ hợp phòng không vác vai Igla, ngoài ra New Delhi muốn mua 240 quả bom từ Nga. Tập đoàn "Trực thăng Nga" được yêu cầu cung cấp các máy bay trực thăng đa năng hạng nhẹ Ka-226T. New Delhi đã thử nghiệm thành công đạn xuyên giáp Mango 125 mm, được sản xuất theo giấy phép của Nga. Một số hợp đồng quan trọng "chuyển sang" năm 2019.

"Trực thăng Nga”: ở Việt Nam chúng tôi sẽ giới thiệu các sản phẩm mới nhất

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Andrei Frolov, tổng biên tập tạp chí Xuất khẩu Vũ khí của Nga, cho biết, ở đây nói về việc cung cấp súng trường tấn công Kalashnikov và trực thăng Mi-17.

Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng tích cực mua vũ khí Nga. Năm 2018, một hợp đồng đã được ký kết về cung cấp cho Indonesia 11 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 tiên tiến nhất trị giá 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, hợp đồng này có thể bị trì hoãn vì Hoa Kỳ đe dọa trừng phạt Indonesia. Trước đây, Jakarta đã nhiều lần tuyên bố muốn mua một số tàu ngầm diesel-điện Dự án 636 Varshiavyanka (NATO định danh là lớp Kilo) — cùng loại tàu ngầm đã được cung cấp cho Việt Nam. Nhân tiện xin nói luôn, một số lượng lớn xe tăng T-90 đã được chuyển giao cho Việt Nam theo hợp đồng cung cấp 64 xe tăng, còn quốc gia láng giềng Lào nhận được vài chục chiếc T-72B1. Myanmar đã ký kết hợp đồng với Nga về cung cấp 6 chiếc tiêm kích hạng nặng hai chỗ ngồi Su-30SM. Không loại trừ khả năng trong tương lai những chiếc Su-30 sẽ trở thành máy bay chủ lực trong đội máy bay tiêm kích của đất nước này. Ngoài ra, Myanmar đã nhận được những chiếc tiêm kích huấn luyện Yak-130 đầu tiên theo thỏa thuận được ký kết trước đó.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Sputnik, ông Viktor Kladov,  Giám đốc chuyên trách hợp tác quốc tế và chính sách khu vực của tập đoàn Rostec, nói:

Các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là một trong những thị trường nước ngoài quan trọng nhất của Rostec, tỷ trọng xuất khẩu vũ khí, trang bị quân sự tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm tới 45% tổng giá trị xuất khẩu của Rosoboronexport. Tôi chắc chắn rằng, khu vực này sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự hợp tác toàn cầu của chúng tôi. Nói chung, Nga cung cấp các sản phẩm quân sự cho nhiều nước trên thế giới — từ Mỹ Latinh đến Đông Nam Á, từ Châu Âu đến Nam Phi. Nhiều đối tác của chúng tôi đã mua vũ khí từ Liên Xô, và bây giờ họ tiếp tục hợp tác với Rosoboronexport. Các sản phẩm của chúng tôi đã chứng minh được giá trị của mình trong các điều kiện chiến đấu khắc nghiệt, lợi thế cạnh tranh chính của Nga là chất lượng vũ khí cao với giá cả phù hợp. Một số mẫu vũ khí của chúng tôi không có hệ thống tương tự nào của nước ngoài. Ngoài ra, chúng tôi luôn sẵn sàng đối thoại và sẵn sàng xem xét những phương án lựa chọn trong sự hợp tác với các đối tác của chúng tôi, — ông Viktor Kladov, nhà quản trị cấp cao của Rostec cho biết.

Tập đoàn “Trực thăng Nga” coi Việt Nam là thị trường tiềm năng cho trực thăng Ansat

Nga không chỉ bán thiết bị quân sự cho nước ngoài, mà còn tích cực hỗ trợ trong việc bảo trì các vũ khí được giao trước đó. Ví dụ, Tập đoàn "Trực thăng Nga" có kế hoạch mở các trung tâm dịch vụ sửa chữa và bảo trì trực thăng Mi ở Brazil và Peru. Ngoài ra, vào năm 2018, Nga đã ký kết thỏa thuận với Athens về việc gia hạn hợp đồng Dịch vụ Bảo trì Dài hạn cho các loại vũ khí Nga đã được cung cấp cho quân đội Hy Lạp. Ở đây nói về dịch vụ bảo trì các hệ thống phòng không S-300PMU-1 (NATO định danh là SA-10 Grumble), hệ thống phòng không Tor-M1 (NATO định danh là SA-15 Gauntlet) và Osa (NATO định danh là SA-8 Gecko). Quân đội Hy Lạp vẫn là một thành viên duy nhất của NATO được trang bị hệ thống phòng không Nga.

Hợp đồng bán hệ thống phòng không S-400 cho một thành viên khác của NATO —  Thổ Nhĩ Kỳ — sẽ là cốt truyện chính trong năm 2019. Thỏa thuận năm 2017 về cung cấp bốn trung đoàn S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ khiến Washington lo lắng, Mỹ ngay lập tức chỉ trích Ankara về vấn đề này. Hoa Kỳ cảnh báo, họ sẽ không bán máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, vào tháng 12 năm 2018, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chấp thuận bán hệ thống phòng không Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ. Liệu Ankara sẽ bị khuất phục bởi Washington hay sẽ hoạt động vì lợi ích của chính mình? Chúng ta sẽ sớm làm rõ điều này.

S-400 "Triumph" trực chiến đấu ở Crưm
Thảo luận