Cách tránh vận đen, xui xẻo: Những điều không nên làm ngày Tết để cả năm may mắn, phát tài

Muốn cả năm gặp may mắn, làm ăn phát đạt, vạn sự hanh thông, nên ghi nhớ những điều kiêng kỵ ngày Tết sau đây, báo Gia đình mới tổng hợp.
Sputnik

Người Việt vốn rất coi trọng những sự việc xảy ra vào ngày đầu tiên của năm mới và cho rằng chúng là điều dự báo điềm lành hoặc có thể mang đến điềm dữ. Muốn cả năm gặp may mắn, làm ăn phát đạt, vạn sự hanh thông, nên ghi nhớ những điều kiêng kỵ ngày Tết sau đây.

Sai lầm nhiều người Việt mắc phải trong cúng bái 3 ngày Tết

Những điều kiêng kỵ ngày Tết để năm mới may mắn, vạn sự như ý

Tết Nguyên Đán hay Tết Âm lịch là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt. Với những người làm ăn phương xa, ngày Tết là ngày được mong chờ nhất năm khi họ được sum họp, quây quần với người thân gia đình.

Với những người được sống và làm việc ngay tại chính quê nhà, ý nghĩa của ngày Tết cũng không hề thay đổi.

Cũng bởi vì quan trọng nên trong quan niệm của người Việt, những ngày đầu năm mới, mọi người cần cẩn trọng trong hành động và lời nói với hi vọng năm mới đến mang theo những điều may mắn và thuận lợi.

Người dân thủ đô mua sắm hàng Tết tại tuyến phố Hàng Mã.

Nói về kiêng kỵ ngày Tết trong văn hóa của người Việt, Nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (thuộc Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Tiềm năng con người) từng chia sẻ trên báo Thanh Niên như sau:

"Quan niệm dân gian của người xưa có nhiều điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm, một số đã được lý giải và chứng minh, một số điều thì vẫn khá mơ hồ. Nhưng xét cho cùng, tất cả những tục lệ đó đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam ta, việc thực hiện hoặc kiêng cữ đầy đủ cũng là một liệu pháp tâm lý giúp mọi người có thể yên tâm chào đón năm mới".

Trẻ mầm non trường Hoa Sen, thành phố Vinh thích thú với ngày hội "Ngày Tết quê em".

Những quà Tết độc đáo
Sẽ không khó để liệt kê ra những điều không nên làm vào ngày Tết bởi kiêng kỵ đầu năm mới từ lâu đã trở thành một tục lệ như kiêng quét nhà, kiêng đổ rác, kiêng cãi cọ, kiêng làm vỡ bát đĩa….

Ngoài những điều không nên làm mà ai cũng biết, cũng cần chú ý đến những điều kiêng kị đặc biệt trong ngày đầu xuân sau.

Kiêng kỵ ngày mùng 1 Tết

Không nói những điều xui xẻo

Người xưa có câu "nhân bảo như thần bảo", hàm ý không nên nói những điều xui xẻo kẻo chúng sẽ vận vào cuộc đời của chính người đó và trở thành hiện thực. Đặc biệt không nói những từ liên quan đến cái chết, trắc trở, thất bại.

Đây là điều khá dễ hiểu khi Tết Nguyên Đán là ngày khởi đầu năm mới, ai cũng kì vọng vào một năm nhiều năng lượng, thuận lợi và phát đạt.

Nói những lời lẽ không hay vào ngày này không những thể hiện sự kém văn minh trong giao tiếp mà còn khiến người khác khó chịu.

Vì thế, hãy chào đón năm mới với những suy nghĩ tích cực và dành cho nhau những lời chúc thành công.

Chú lợn, linh vật biểu tượng của năm Kỷ Hợi tượng trưng cho cuộc sống no đủ, sung túc.

Không mặc áo màu trắng, màu đen

Cỗ Tết Hà Nội xưa và nay
Trong văn hóa phương Đông, màu đen và trắng là hai màu sắc mang ý nghĩa tang tóc, u tối, đen đủi.

Tuyệt đối không mặc áo màu trắng và màu đen vào những ngày Tết, cũng không nên mặc trang phục màu này đi chúc Tết mọi người.

Vào ngày Tết, màu đỏ luôn là màu sắc được ưa chuộng nhất. Vì là màu sắc biểu trưng cho may mắn, ngoài trang phục, nhiều người còn cẩn thận ăn những món ăn màu đỏ với niềm tin thần may mắn sẽ luôn đồng hành với mình trong cả năm.

Du khách lựa chọn thư pháp tại phố ông đồ “Trẻ”.

Không đi xin lửa, cho lửa vào ngày đầu năm mới

Theo quan niệm dân gian của người Việt, lửa tượng trưng cho màu đỏ, cũng là màu may mắn.

Như vậy, cho lửa đầu năm đồng nghĩa người đó tự tước đi may mắn của mình, chuyển may mắn đó cho người khác.

Nên ghi nhớ tục lệ này nhằm tránh đẩy người khác vào tình huống khó xử. Ngoài ra, người Việt cũng thường kiêng cho nước vào đầu năm mới vì nước được coi là biểu tượng của tài lộc, của cải.

Không mở tủ quần áo vào ngày mùng 1 Tết

Sao bỏ Tết cổ truyền được!
Tục lệ kiêng mở tủ quần áo vào ngày mùng 1 Tết có từ xa xưa trong dân gian. Người xưa quan niệm rằng nếu làm điều này, cả năm sẽ thất thoát tài lộc, tiền bạc cứ thế "đội nón ra đi".

Do vậy, để không phải mở tủ quần áo vào ngày đầu năm mới, người xưa thường chuẩn bị sẵn trang phục treo ở ngoài. Tuy nhiên, ngày nay, tục lệ này ít nơi còn lưu giữ.

Không dùng kéo, dao vào đầu năm mới

Dùng dao kéo vào đầu năm mới được cho là điều kiêng kị tuyệt đối vì liên quan đến những điều chia ly, bi thảm.

Người xưa cũng tin rằng nếu dùng kéo vào mùng 1 Tết có nghĩa cả năm đó kinh tế gia đình sa sút, các cơ hội kiếm tiền cũng lần lượt biến mất.

Không đi vay hoặc cho vay tiền

Vay tiền đầu năm có thể khiến cho người đi vay và người cho vay gặp xui xẻo liên quan đến tiền bạc.

Người đi vay có thể đối mặt với cả năm nợ nần chồng chất, luôn trong tình cảnh "không một xu dính túi", trong khi đó người cho vay tiền có thể phải đối mặt với một năm khó đòi nợ, hoặc khoản vay không có khả năng chi trả.

Tiền VND

Không tắm, không gội đầu

'Bỏ Tết cổ truyền là tổn thất lớn của dân tộc Việt Nam'
Nếu tắm hay gội đầu vào ngày đầu của năm mới nghĩa may mắn và tài lộc sẽ ra đi. Tục lệ kiêng kị này gần giống với việc kiêng đổ rác ngày Tết vậy.

Vậy nên vào tối ngày 30 Tết, trước giao thừa, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sẵn sàng đón chào năm mới với sự chuẩn bị tốt nhất.

Nhà có tang không đi chúc tết, xông nhà

Người Việt quan niệm người đầu tiên xông đất nhà ai sẽ là người quyết định vận may, tài lộc của gia đình đó.

Vì vậy, những người nhà có tang cần kiêng đi chúc tết, xông nhà kẻo mang xui xẻo đến cho gia chủ.

Không đi chúc tết vào sáng sớm mùng 1

Vì phong tục xông đất rất được coi trọng, nên người Việt thường tránh đi chúc tết vào ngày mùng 1 Tết. Gia chủ thường tìm người phù hợp với tuổi, mệnh của mình và "thỏa thuận" trước với người đó về việc xông nhà.

Để tránh không bị "mang tiếng" và gây khó xử cho gia chủ, tốt nhất bạn không nên đi chúc tết vào sáng sớm mùng 1, mà nên đi vào buổi chiều thì phù hợp hơn.

Kiêng ăn những món xui xẻo

Tết hơn khi mặc áo dài
Người Việt cho rằng những món ăn như thịt vịt, thịt chó, cá mè, trái chuối, trứng là những món ăn không đem lại may mắn cho năm mới.

Ở một số vùng, người dân còn kiêng ăn tôm vì lo sợ sẽ đi giật lùi như tôm, khó phát triển công việc, khó thăng quan tiến chức. Thay vào đó, những món ăn có màu đỏ — màu sắc may mắn được ưa chuộng.

Kiêng kỵ ngày mùng 2 Tết

Ngày thứ hai của năm mới không có nhiều kiêng kỵ như ngày mùng 1 nhưng bạn vẫn phải chú ý một số điều như kiêng cãi vã, kiêng đánh nhau, kiêng đổ vỡ, kiêng quét nhà, kiêng đổ rác, kiêng nghe những bài hát buồn.

Thịt chó

Ở một số vùng, người ta còn kiêng không giặt giũ vì cho rằng làm như vậy sẽ rũ bỏ hết mọi may mắn đang có.

Bà bầu có cần kiêng kỵ ngày Tết?

Trước đây có khá nhiều điều kiêng kỵ mà bà bầu cần tuân theo vào ngày Tết như kiêng trang điểm, kiêng chụp ảnh, kiêng đi lễ chùa.

Dần dần những điều kiêng kỵ này bị xóa bỏ vì tính vô lý, thiếu khoa học.

Ngày nay vẫn còn lưu giữ lại một số tục lệ kiêng kỵ ngày Tết mà bà bầu nên tuân theo, tuy nhiên đa phần những điều này đều vì mục đích bảo vệ sức khỏe.

Kiêng xông nhà ngày Tết

Những kiêng kỵ ngày Tết không phải ai cũng biết
Trong văn hóa của người Việt, người được chọn làm người xông nhà phải là người khỏe mạnh, tài giỏi, ưu tú, thành công ở một lĩnh vực nào đó để những người trong gia đình đó được "hưởng lây",  và thường là đàn ông, ít khi là phụ nữ.

Đặc biệt, rất kiêng việc bà bầu xông đất đầu năm.

Một số vùng cho rằng bà bầu đi chúc Tết vào ngày mùng 1 sẽ đem lại những điều không hay cho gia chủ.

Cũng có thể xuất phát từ suy nghĩ bà bầu thường chậm chạp, lề mề và đang trong giai đoạn "nghỉ ngơi, hưởng thụ", nên sẽ không tốt cho những gia đình đang làm ăn kinh doanh.

Nhiều người còn tranh thủ tạo dáng, chụp ảnh lưu niệm tại chợ hoa.

Kiêng dùng kim chỉ vào ngày đầu năm mới

Chuyên gia: Không phải người Việt nào cũng biết cách đặt gà cúng rước lộc tránh họa
Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng điều kiêng kỵ này có nguồn gốc từ Trung Hoa. Người Trung Hoa tin rằng nếu đang mang thai mà dùng kim chỉ vào ngày Tết, người mẹ sẽ gặp khó khăn trong quá trình sinh nở.

Kiêng đứng giữa nhà

Bà bầu đứng giữa nhà được cho là sẽ chặn lại những luồng năng lượng tốt và những điều may mắn vào nhà. Tục lệ này hiện vẫn được lưu giữ ở nhiều gia đình ở các thành phố hiện đại.

Vì vậy nếu được mẹ chồng nhắc khéo điều này, bạn đừng phiền lòng kẻo ảnh hưởng đến tâm trạng đầu năm mới. 

Tết đang đến rất gần, hãy ghi nhớ những điều kiêng kỵ ngày Tết để có một năm mới phát tài phát lộc, may mắn liên tiếp, vợ chồng thuận hòa, con cái thành đạt.

Thảo luận