Biển Đông

Tướng Vịnh nói về đối ngoại quốc phòng của Việt Nam

Trong những năm vừa qua, có thể khẳng định, đối ngoại quốc phòng đã góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ chủ quyền của đất nước, tuyên truyền và khẳng định quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, nâng cao vị thế đất nước cũng như đưa Việt Nam trở thành một đối tác quan trọng, được tin cậy, Infonet có bài phỏng vấn.
Sputnik

Nhân dịp đầu năm mới 2019, Infonet đã được Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh — Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chia sẻ những thông tin về công tác đối ngoại quốc phòng của Việt Nam trong năm qua.

Bảo vệ bờ biển Việt Nam: "Bal" và "Bereg" có thể bổ sung cho nhau

Những đường biên giới hòa bình và phát triển

Dấu ấn đầu tiên của công tác đối ngoại quốc phòng Việt Nam trong năm 2018 là việc tăng cường và đổi mới quan hệ với các nước láng giềng. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của đất nước cũng như của quân đội để làm sao có một đường biên giới trên bộ, trên biển, hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Với Lào và Campuchia, chúng ta có những kỷ niệm rất đặc biệt. Đó là kỷ niệm 40 năm ngày đất nước Campuchia khỏi ách diệt chủng Khmer Đỏ, kỷ niệm 20 năm Ngày Hòa Bình — ngày giải tán Khmer Đỏ với tư cách là một tổ chức chính trị, quân sự hoàn chỉnh trên đất nước Campuchia. Với Lào, đó là ngày kỷ niệm 70 năm ngày thành lập quân đội.

Tất cả những ngày lễ này đều liên quan đến Việt Nam vì mối quan hệ khăng khít giữa chúng ta với quân đội nhân dân Lào và với quân đội hoàng gia Campuchia đã có từ lịch sử: Những thành công là thành công chung, kẻ thù là kẻ thù chung và thắng lợi cũng là thắng lợi chung của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.

Việt Nam chế tạo thành công súng bắn máy bay không người lái
Trong năm 2018, quân đội Việt Nam cùng với quân đội Lào và Campuchia tăng cường hợp tác, ví dụ đào tạo nguồn nhân lực, công nghiệp quốc phòng… Chúng ta đã đào tạo nhân lực cho bạn một cách vô tư, không giới hạn về số lượng và luôn cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo. Trong lĩnh vực hợp tác về công nghiệp quốc phòng, Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ, hỗ trợ để giúp bạn sửa chữa trang bị vũ khí. Mối quan hệ này được gìn giữ tốt đẹp xuyên suốt từ trung ương tới các địa phương, từ Bộ Quốc phòng xuống các quân, binh chủng, các quân khu, các tỉnh giáp biên giới", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh — Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chia sẻ.

"Trong quan hệ với Trung Quốc, năm nay chúng ta cũng có những bước tiến phát triển mới trong quan hệ quốc phòng. Điểm nhấn rõ nhất là Giao lưu hữu nghị quốc phòng  biên giới lần thứ 5 tại Cao Bằng có sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. Tuy chỉ là giao lưu nhưng nó đã mở ra cho quân đội hai nước những hướng hợp tác mới rất triển vọng. Ví dụ như hợp tác về công nghiệp quốc phòng, diễn tập chung khi có tình huống cứu hộ, cứu nạn thì sẽ hỗ trợ lẫn nhau cả trên đất liền hay trên khu vực vịnh Bắc Bộ.

Giàn "tên lửa 8 nòng" và "đứa con khỏe mạnh của Đào Huy Vũ" trên bãi biển Cửa Việt
Giao lưu biên phòng giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng như với Lào, Campuchia vừa là một đặc thù, vừa thực sự là một điểm sáng trong những năm vừa qua và năm 2018 là năm nổi bật nhất", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.

Đối tác "sòng phẳng" với các nước lớn

Năm 2018, Việt Nam tiếp tục duy trì và cân bằng trong mối quan hệ với các nước lớn. Với Trung Quốc đó là mối quan hệ đa dạng hơn, thực chất hơn và tăng cường lòng tin giữa hai quốc gia cũng như giữa hai quân đội.

Với Hoa Kỳ, chúng ta cũng vẫn duy trì mối quan hệ quốc phòng theo tinh thần của Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng ký năm 2011 và Tầm nhìn hợp tác quốc phòng năm 2015. Trong năm 2018, điểm nổi bật nhất là các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh và tiếp tục xây dựng lòng tin.

Chúng ta đã chính thức hoàn thành công trình xử lý chất độc ô nhiễm dioxin ở Đà Nẵng bằng viện trợ hơn 100 triệu USD của Hoa Kỳ với chất lượng cao, đảm bảo phát triển kinh tế — xã hội và quốc phòng an ninh. Từ thành quả này, chúng ta đã giao cho Đà Nẵng hơn 30ha đất sạch, đặc biệt là giao sớm trước một năm để Đà Nẵng có thể xây dựng nhà ga hàng không mới đón Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á — Thái Bình Dương (APEC) hồi tháng 11/2017.

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam: Huy động sức mạnh tổng hợp bảo vệ biên giới quốc gia
Trong năm nay, Việt Nam cùng với phía Hoa Kỳ đang tích cực chuẩn bị về mặt thủ tục để làm sạch dioxin ở sân bay Biên Hòa bằng khoản ngân sách 190 triệu USD trong giai đoạn đầu.

Ngoài ra còn có những hoạt động giao lưu khác, ví dụ như tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson thăm Việt Nam. Đây là một chuyến thăm được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, nhật xét, bình luận theo nhiều chiều nhưng đã diễn ra một cách êm thấm trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau; không phương hại đến bất kỳ một quốc gia nào và cũng không gây ra bất kỳ một xáo trộn nào về tình hình an ninh trong khu vực; mà như hai bên đã tuyên bố, chuyến thăm nhằm tăng cường hợp tác, bình ổn tình hình của khu vực.

Với EU, trong năm 2018 chúng ta cũng đã bước đầu tham gia Hội nghị quân sự quốc phòng của Liên minh EU và phía EU cũng mời chúng ta trở thành đối tác chính thức của Ủy ban quân sự châu Âu với những nội dung rất cụ thể và nhân đạo như: Gìn giữ hòa bình, Đào tạo nguồn nhân lực hay quân y…

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Sẵn sàng cho chức Chủ tịch ASEAN

Năm 2019 là "năm bản lề" để Việt Nam chuẩn bị đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN vào năm tới. Theo các quy chế hợp tác trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) các nội dung hợp tác phải được chuẩn bị ít nhất 1-2 năm trước về các văn kiện, tài liệu, thỏa thuận nên năm 2019 chúng ta phải chuẩn bị rất khẩn trương. Chúng ta mong muốn có những ADMM, ADMM+ thân thiện, hiếu khách, tuyên truyền và khẳng định được đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhưng đồng thời cũng phải tạo ra được sự đồng thuận của các nước tham dự. Ngoài 8 nước đối tác đối thoại (ADMM+) thì có nhiều nước lớn khác như Anh, Pháp, Canada, EU cũng đang đăng ký được tham gia vào cộng đồng chung này vào năm 2020.

Tổng Bí thư chỉ đạo: “Không để tiêu cực, tệ nạn xâm nhập vào nội bộ Quân đội“
Trong khu vực ASEAN, bên cạnh đa phương, chúng ta cũng rất coi trọng quan hệ song phương với các nước. Chúng ta đã cùng các nước giải quyết hiệu quả các vấn đề nảy sinh có liên quan đến quốc phòng nhưng phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, ví dụ như việc ngư dân đánh bắt cá trên Biển Đông.

Điểm đặc biệt nữa trong ASEAN là khu vực này hiện có nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống như cướp biển, buôn người… nhưng vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam được tất cả các nước thừa nhận là vùng biển an toàn, không có cướp biển, không có buôn người, cũng không có những hoạt động tội phạm lớn. Điều này chứng tỏ khả năng và trách nhiệm của chúng ta đối với an ninh biển nói chung nhưng đồng thời nó cũng chứng minh quyền và khả năng quản lý của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa là rất trọn vẹn. Đó chính là khẳng định chủ quyền.

Với những nước bạn bè cũ như Cuba, chúng ta cũng đặc biệt trân trọng những giá trị tinh thần cũng như sự giúp đỡ của Cuba khi chúng ta đang còn khó khăn. Có thể nói tình cảm như thời chống Mỹ của các nhà lãnh đạo Cuba như Fidel Castro đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng như với mối quan hệ Việt Nam — Cuba được gìn giữ một cách trọn vẹn. Điều này được thể hiện một cách nổi bật trong chuyến thăm Cuba hồi đầu năm 2018 của Tổng Bí thư, Bí thư quân ủy trung ương Nguyễn Phú Trọng thì mối quan hệ hợp tác quốc phòng được Tổng Bí thư và đồng chí Raul Castro đánh giá rất cao, coi đây là trụ cột trong quan hệ giữa hai nước.

Năm 2018 cũng là năm Việt Nam đặc biệt coi trọng hợp tác đa phương. Các diễn đàn đa phương thường do đích thân lãnh đạo Bộ Quốc phòng, cao nhất là Bộ trưởng tham dự. Các diễn đàn đa phương quan trọng, ví dụ Diễn đàn Shangri La, Diễn đàn Hương Sơn — Bắc Kinh, Diễn đàn An ninh Moscow đều do Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự và có những bài phát biểu mạnh mẽ, đúng đắn được tất cả các học giả quốc tế đánh giá cao. Họ đánh giá cao quan điểm về chủ quyền, về an ninh — quốc phòng của Việt Nam rất rõ ràng và nhất quán, đồng thời cũng rất có trách nhiệm với hòa bình, ổn định của khu vực. Các diễn đàn đa phương đó đã mang lại cho Việt Nam những tiếng nói mạnh mẽ phục vụ cho nhiệm vụ đối ngoại "tăng tin cậy, tăng hợp tác" nhưng đồng thời cũng phục vụ cho việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Biển Đông — Lắng dịu trên những con sóng ngầm

Chuyên gia: Không để Biển Đông trở thành nguyên cớ “bất hòa” giữa Trung Quốc và Việt Nam
Nói đến đấu tranh chủ quyền thì phải nói đến vấn đề Biển Đông. Có thể thấy năm 2018 là một năm khá "lắng dịu" trên Biển Đông mặc dù "sóng ngầm" vẫn còn rất nhiều. Để có được sự lắng dịu trong bối cảnh sóng ngầm mạnh không hề dễ dàng nhưng chúng ta vẫn giữ được, phần lớn nhờ có sự ứng xử phù hợp với những nước có tranh chấp hoặc có ý định can dự vào khu vực này.

Việt Nam đã thể hiện một quan điểm rất rõ ràng kiên quyết bảo vệ chủ quyền nhưng kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế với sự thẳng thắn trong quan hệ, trong việc nêu vấn đề. Không có cuộc gặp nào với các nước có liên quan trên các diễn đàn cả song phương hoặc đa phương mà chúng ta không nêu vấn đề này. Chúng ta nêu vấn đề một cách rõ ràng nhưng cũng rất từ tốn và cầu thị. Rõ ràng, các hoạt động đối ngoại quốc phòng cũng đóng góp rất quan trọng cho sự lắng dịu của tình hình Biển Đông.

Các hòn đảo ở Biển Đông

Một đặc thù trong hoạt động đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là chúng ta tích cực, chủ động khắc phục hậu quả chiến tranh như bom mìn, dioxin hay hoạt động MIA (tìm kiếm người Mỹ mất tích)… có những dấu ấn rất sâu trong năm 2018. Trước đây chúng ta tương đối phân tán, mỗi Bộ phụ trách một việc nhưng từ năm 2017, Thủ tướng đã ký quyết định sáp nhập toàn bộ các Ban Chỉ đạo 504, Ban Chỉ đạo 33 thành Ban Chỉ đạo 701 phụ trách tất cả các nội dung về khắc phục hậu chiến tranh Việt Na, bao gồm nội dung về xử lý bom mìn và dioxin.

Nhờ sự tập trung này mà các hợp tác của chúng ta trở nên hiệu quả hơn. Chúng ta đang thực hiện dự án làm sạch bom mìn ở các tỉnh Quảng Bình và Bình Định bằng khoản viện trợ 20 triệu USD của tổ chức KOICA (Hàn Quốc) và của nhiều nước khác. Tốc độ khắc phục hậu quả bom mìn cũng nhanh hơn trước nhiều.

Những người lính mũ nồi xanh mang dòng máu Việt

7 sĩ quan Việt Nam đi gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc
Một hoạt động nữa trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng của Việt Nam trong năm 2018 là việc chúng ta đã đẩy mạnh hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Hoạt động này đã bắt đầu từ năm 2015, khi Việt Nam gửi gần 30 sỹ quan sang các nước châu Phi làm nhiệm vụ sỹ quan liên lạc, sỹ quan tham mưu (trong đó có 1 nữ sỹ quan).

Nhưng năm 2018, chúng ta có một nhiệm vụ rất khó khăn là đưa Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 với 63 cán bộ chiến sĩ và hàng trăm tấn trang thiết bị sang hoạt động ở Nam Sudan. Việc đưa một đơn vị đi hoạt động mang tính chất quân sự trong một môi trường không an toàn và không ổn định, có thể nói là đi ra chiến trường thì mọi chuyện trở nên khác hẳn. Công tác Đảng, công tác chính trị, công tác chỉ huy tham mưu, bảo đảm hậu cần kỹ thuật, bảo đảm đời sống, quản lý bộ đội, sinh hoạt văn hóa văn nghệ… đều được Bộ Quốc phòng quan tâm sát sao. Không chỉ có thế, Bộ Quốc phòng còn quan tâm đến đời sống của các chiến sỹ từ những việc rất nhỏ như từng kg muối, từng can nước mắm, hay mắm tôm, mỳ tôm… làm sao để sang đến nơi vẫn bảo quản được và để cho bộ đội sử dụng trong một môi trường khó khăn như thế.

Quân nhân bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 sẽ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Không thể lợi dụng danh nghĩa quân đội để trục lợi
Chỉ 1 tuần sau khi sang đến nơi, chúng ta đã nhận bàn giao bệnh viện, nhận bàn giao trực quân y từ phía Anh và ngay tuần sau đó các bác sỹ quân y của Việt Nam đã có 2 ca mổ trung phẫu thành công và chữa được một số ca bệnh khó mà trước đó chính bệnh viện của Anh cũng không chữa được.

Mới đây, Phó Tổng thư ký LHQ đã gửi thư chúc mừng và cảm ơn Việt Nam, ông khẳng định chưa có một đơn vị nào tiếp cận nhanh và đi vào hoạt động hiệu quả như thế cũng như ổn định cuộc sống sớm như đơn vị của Việt Nam.

Cho đến giờ này, các chiến sỹ Việt Nam ở Nam Sudan (có 10 đồng chí nữ) đã quen với địa bàn, đã tự tin với việc thực hiện nhiệm vụ và về mặt tâm lý thì bản thân các chiến sỹ đó cũng như gia đình, đơn vị bên nhà đều yên tâm là chúng ta có khả năng hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thảo luận