“Một vành đai, Một con đường”: Cái bẫy hay cơ hội mới cho các nước châu Á?

Vào tháng Tư năm nay, hội nghị thượng đỉnh lần 2 về sáng kiến “Vành đai và Con đường” sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh. Theo các quan chức cấp cao của Trung Quốc, sáng kiến này của Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên thế giới.
Sputnik

Các nguồn tin của Trung Quốc đưa tin rằng, đến nay 157 quốc gia đã ký thỏa thuận về việc tham gia vào dự án "Một vành đai, Một con đường". Tuy nhiên, tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, một số đại biểu đã nói rằng, Trung Quốc không có ý định sử dụng dự án này để lôi kéo bất kỳ quốc gia và dân tộc nào vào "bẫy nợ".

Chuyên gia: Quan hệ Trung Quốc-Malaysia không vấp ngã trên đường ray xe lửa
Bộ máy tuyên truyền của Mỹ khá thường xuyên nói lên ý tưởng rằng, Trung Quốc thu hút các nước láng giềng vào các dự án của mình bằng cách cung cấp các khoản vay, mà sau đó sẽ rất khó để trả hết. Hoa Kỳ coi sáng kiến ​​của ông Tập Cận Bình là một trở ngại cho kế hoạch của Mỹ phạm vi toàn cầu. Đồng thời, cần phải thừa nhận rằng, nhiều nước châu Á cảnh giác với các dự án của Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến "Một vành đai, Một con đường".

Ví dụ, Trung Quốc đang xây dựng tuyến đường sắt đi cắt qua phía Nam của Lào tới thủ đô Viêng Chăn. Đây được coi là một dự án phát triển lớn rất cần thiết cho việc hiện đại hóa nền kinh tế Lào. Đặc biệt là ở Lào hiện không có tuyến đường ray nào. Nhưng, tại sao làm việc tại công trình xây dựng này lại có rất nhiều công dân Trung Quốc — hơn 4.000 người? Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả những người này sẽ ở lại đây?

Trung Quốc có thể kéo dài hệ thống đường sắt từ Vientiane tới Thái Lan, Malaysia và Singapore. Và trên đường đi, Bắc Kinh giới thiệu một dự án kinh tế mới — đào kênh qua eo đất Kra — sẽ là tuyến đường biển ngắn nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhưng, dự án xây dựng kênh Kra khiến một số quốc gia lo ngại, ví dụ, Ấn Độ lo ngại về nguy cơ sự hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương sẽ tăng lên.

Hai mùi vị của quả sầu riêng trong quan hệ Malaysia-Trung Quốc
Còn tuyến đường sắt cao tốc ở Malaysia, một dự án do Trung Quốc phát triển, có giá quá cao. Chính phủ mới của ông Mahathir Mohamad cho biết về điều đó. Đáng tiếc, trong những dự án quy mô lớn như vậy luôn có khả năng xảy ra lạm dụng, và một số nhân vật tham gia trực tiếp vào dự án "Một vành đai, Một con đường" bị khởi tố điều tra về tội tham nhũng.

Thật khó để tưởng tượng rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang thúc đẩy sáng kiến ​​"Một vành đai, Một con đường" trên toàn thế giới mà lại không quan tâm đến lợi ích của chính họ, đến lợi ích quốc gia. Nếu tất cả các kế hoạch và ước mơ của Trung Quốc trở thành hiện thực, thì sẽ xuất hiện  một chuỗi logistic hiện đại, đáng tin cậy cho phép Trung Quốc hợp tác với toàn thế giới, kể cả với các nước xa xôi ở Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông. Và đối với các quốc gia mà "Vành đai và Con đường" đi qua, dự án này sẽ là động lực góp phần cho sự phát triển của họ. Bởi vì bất kỳ nền kinh tế cần đến một cơ sở hạ tầng tốt.

Vì sao nhiều nước châu Á thận trọng với đề án "Một vành đai-một con đường" của Trung Quốc?
Do đó, chúng ta hãy cố gắng tin vào lời tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định rằng, "Vành đai và Con đường" không phải là cái bẫy nợ các quốc gia mắc phải mà là một miếng bánh kinh tế có lợi cho dân cư địa phương. Và phát ngôn viên NPC, cựu thứ trưởng ngoại giao Zhang Yesui nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh "sẽ không ép buộc nước nào phải hợp tác vào các dự án hoặc tạo ra bẫy nợ".

Xét theo mọi việc, Việt Nam đã tìm thấy cách tiếp cận hợp lý với sáng kiến ​​của Trung Quốc. Ban lãnh đạo Việt Nam đề xuất hành động theo hướng kết nối sáng kiến "Một vành đai, một con đường" và dự án "Hai hành lang, một vài đai". Trước đây Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã đưa ra một đề xuất tương tự, ông đã nói về việc kết nối các sáng kiến ​​của Trung Quốc và EAEU.

Như vậy, với tiếp cận khéo léo, bạn có thể mang lại những lợi ích rõ ràng cho người dân nước mình mà không gây tổn hại cho mối quan hệ với Trung Quốc.

Thảo luận