Luật sư của Đoàn Thị Hương: Có phân biệt đối xử, công tố viên Malaysia thiên vị một phía

Đại sứ Lê Quý Quỳnh cho biết ông "rất thất vọng" về quyết định của tòa, và phía Việt Nam "sẽ yêu cầu Malaysia xét xử công bằng và trả tự do [cho Đoàn Thị Hương] trong thời gian sớm nhất có thể", Trí Thức Trẻ dẫn nguồn truyền thông phương Tây ghi nhận.
Sputnik

Sáng nay (14/3), Đoàn Thị Hương đã được cảnh sát Malaysia đưa tới tòa Thượng thẩm Shah Alam để tham gia phiên đối chất về vụ nghi án sát hại một công dân Triều Tiên tên là Kim Chol — người được cho là Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Tòa Malaysia bác yêu cầu thả Đoàn Thị Hương, Việt Nam thất vọng

Nhiều người đã hy vọng rằng Đoàn Thị Hương sẽ được thả tự do sau phiên tòa này, bởi Siti Aisyah, đồng bị cáo trong nghi án này vừa được phía Malaysia bất ngờ trả tự do và được về vào nước hôm thứ Hai (11/3) vừa qua.

Về phía chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đã điện đàm với những người đồng cấp Malaysia để đề nghị phía Malaysia xem xét và đưa ra quyết định trả tự do cho công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương trên cơ sở đối xử pháp luật công bằng và phù hợp với mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp của hai nước.

Tuy nhiên, trái với những kỳ vọng ban đầu, các công tố viên tại phiên đối chất ngày hôm nay đã quyết định bác bỏ đề nghị thả tự do cho Đoàn Thị Hương.

Như vậy, trong vụ nghi án sát hại Kim Chol, chỉ còn lại công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương là nghi phạm duy nhất. Ban đầu, cơ quan điều tra Malaysia đã xác định có tới 8 nghi can Triều Tiên liên quan đến vụ việc; tuy nhiên các nghi can này đều đã bỏ trốn khỏi Malaysia.

Điều gì sẽ xảy ra với Đoàn Thị Hương?
Theo ông Hisyam Teh Poh Teik, luật sư biện hộ chính cho Đoàn Thị Hương, những nghi can này không hề được đề cập tại tòa án.

"Quyết định đáng thất vọng"

Theo CNN, các công tố viên đã không nêu rõ lí do họ quyết định từ chối đề nghị thả tự do cho Đoàn Thị Hương, nhưng lại đồng ý thả Aisyah.

Các luật sư của Hương đã đề nghị công tố viên thả tự do cho thân chủ mình dựa trên chính những lập luận thuyết phục họ thả tự do cho Aisyah, và lập luận rằng sẽ là không công bằng nếu như đồng bị cáo của Hương được tự do, trong khi cô tiếp tục bị xét xử.

Chia sẻ với CNN, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh cho biết Hương đã bật khóc nức nở khi hay tin mình vẫn chưa được thả tự do.

"Cô ấy rất lo lắng và hầu như không ngủ được chút nào", ông Lê Quý Quỳnh nói.

Theo Bloomberg, Đại sứ Lê Quý Quỳnh cho biết ông "rất thất vọng" về quyết định của tòa, và phía Việt Nam "sẽ yêu cầu Malaysia xét xử công bằng và trả tự do [cho Đoàn Thị Hương] trong thời gian sớm nhất có thể".

Luật sư biện hộ chính cho Hương, ông Hisyam Teh Poh Teik, cũng đã lên án quyết định của tòa Thượng thẩm Malaysia là "đáng thất vọng"  "thiên vị".

"Quyết định không hủy cáo buộc không xứng đáng với hệ thống tư pháp hình sự của Malaysia. Đã có sự phân biệt đối xử khi công tố viên thiên vị một phía.

Cả hai nghi phạm đều được biện hộ như nhau trước phiên tòa. Công tố viên đã không hành xử công bằng".

Bố của người giết anh trai Kim Jong-un hy vọng sẽ được lãnh đạo Bắc Triều Tiên giúp đỡ
Được biết, trước khi phiên đối chất ngày hôm nay diễn ra, Đoàn Thị Hương đã bị sang chấn tâm lý khi hay tin Aisyah bất ngờ được thả tự do. Theo Bloomberg, tại bục bị cáo, cô cho biết mình đang rất căng thẳng. 

"Tôi không biết chuyện gì đang diễn ra", Hương nói. 

Trả lời phóng viên sau phiên xét xử, ông Hisyam Teh Poh Teik cho biết hiện tại tinh thần của Đoàn Thị Hương đang rất không ổn định, và cô cần được bác sĩ "chữa trị ngay lập tức".

Phiên xét xử tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 1/4 tới.

Thảo luận