Hà Nội cấm xe máy vì không 'lịch sự' bằng ô tô?

"Có nhiều nước có nền kinh tế rất phát triển, thậm chí phát triển hơn cả vài chục lần như Nhật, Đài Loàn (Trung Quốc) mà hiện nay họ vẫn duy trì xe gắn máy thì vì sao Việt Nam phải cấm xe máy?- chuyên gia chia sẻ ý kiến trên báo Đất Việt.
Sputnik

Xe máy đang làm lợi cho thành phố

KTS Võ Kim Cương cho rằng, lộ trình cấm xe máy của Hà Nội là chưa phù hợp. Ông phân tích, Hà Nội khác với TP.HCM. Do ảnh hưởng của quá khứ, người dân TP.HCM có xu hướng dồn về thành phố sinh sống thì ở Hà Nội, người dân lại có xu hướng sơ tán ra khỏi đô thị.

Hà Nội dự kiến cấm xe máy khu vực trung tâm, theo bạn đề xuất này có hợp lý hay không?CóKhôngTôi không quan tâm chủ đề này

Bên cạnh đó, Hà Nội được quy hoạch xây dựng đường xá do Liên Xô thực hiện nên có nhiều tuyến đường rộng lớn, thoáng hơn TP.HCM.

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu đều cho thấy, cấu trúc đô thị của Hà Nội được thiết kế phù hợp hơn với xe máy chứ chưa phù hợp với ô tô. Do đó, khi đánh giá, nghiên cứu những tác động của xe máy phải được thực hiện rất tỉ mỉ, khách quan.

Vị chuyên gia nhận định, xu hướng phát triển phương tiện giao thông công cộng là tốt nhưng ở Việt Nam có điều kiện khí hậu và cấu trúc đô thị rất khác so với các nước. Vì thế, không nhất thiết phải khăng khăng cấm xe máy cho bằng được.

"Có nhiều nước có nền kinh tế rất phát triển, thậm chí phát triển hơn cả vài chục lần như Nhật, Đài Loàn (Trung Quốc) mà hiện nay họ vẫn duy trì xe gắn máy thì vì sao Việt Nam phải cấm xe máy. Mệnh lệnh hành chính đưa ra một cách sốt sắng nhiều khi không phải là giải pháp hay. Hà Nội thay vì cấm thì cần phải nghiên cứu, xây dựng, mở nhiều tuyến đường để người dân đi đường khác, giảm tải cho các tuyến đường trục vào nội đô", vị KTS nêu quan điểm.

Ông cũng lưu ý, lộ trình hạn chế, cấm xe máy phải thực hiện song song với việc hạn chế và cấm xe ô tô cá nhân chứ không chỉ chăm chăm vào việc cấm xe máy.

Cấm xe máy: đừng để thảm họa tiến đến mà không biết làm thế nào
Theo quan điểm của ông Cương, với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam hiện tại, xe máy vẫn đang là phương tiện đi lại chính của người dân. Với tính chất linh hoạt, có khả năng len lỏi vào các ngõ ngách, cùng với lưu lượng hoạt động do xe máy tạo nên, xe máy mới là phương tiện góp phần tạo ra năng suất lao động cho thành phố cao hơn bất kỳ loại hình phương tiện giao thông nào khác.

"Xe máy là phương tiện làm lợi cho TP chứ không gây thiệt hại như một số ý kiến cho rằng xe máy gây thiệt hàng tỷ đô la.

Những ý kiến kết tội xe máy là nguyên nhân tắc đường chỉ là những đánh giá mang tính phiến diện. Nếu cấm xe máy, người dân chuyển sang đi ô tô thì nguy cơ tắc đường còn cao hơn, đồng thời sẽ làm giảm năng suất lao động của thành phố xuống thấp hơn nữa.

Không nên xem thường tính ưu việt của xe gắn máy và cũng không nên lấy số lượng xe máy đang lưu thông để so sánh với diện tích chiếm dụng đất mặt đường của ô tô. Đó chỉ là một chỉ tiêu tĩnh, còn muốn xét phải xét cả trên chỉ tiêu động như: tốc độ di chuyển, khả năng thoát ùn của các phương tiện mới bảo đảm khách quan. Nếu không có xe máy thì khó đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố trong những năm qua", KTS Võ Kim Cương lưu ý.

Dân muốn đi từ cửa tới cửa

Hà Nội học Bắc Kinh cấm xe máy: "Chờ 15 năm nữa!"
Nhắc lại quan điểm ô tô mới là nguyên nhân tắc đường chứ không phải xe máy, nguyên KTS trưởng của TP.HCM cho rằng việc nghiên cứu, học tập, áp dụng lộ trình thực hiện của các nước chỉ là phương án tham khảo, không thể bê nguyên áp dụng vào Việt Nam.

Ông nói rõ, cấu trúc đô thị, khí hậu môi trường của Việt Nam khác hoàn toàn của Trung Quốc, hơn nữa, nhu cầu đi lại của người dân là phải đáp ứng được "từ cửa tới cửa", tuy nhiên, ở Việt Nam ngoài xe máy, các phương tiện khác chưa thể đáp ứng được nhu cầu này.

Trong tương lai, khi thành phố Hà Nội thực hiện xong nhiều tuyến đường phục vụ phương tiện công cộng, có thể tiến tới hạn chế dần xe máy nhưng chỉ nên thí điểm ở một số khu vực.

"Không thể cấm 100% và phải có lộ trình, thời gian thích hợp. Khi metro hoàn thành, phương tiện công cộng đầy đủ, giao thông kết nối phù hợp… thì người dân sẽ thấy được cái gì có lợi và sử dụng. Tôi nhấn mạnh, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để buộc người dân phải từ bỏ việc này hay việc kia, quyền của người dân là lựa chọn phương tiện đi lại cho phù hợp. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành cần phải làm sao để người dân tự nguyện nhưng không phải thả nổi. Khi thấy lợi, dân sẽ làm", vị KTS nói.

Từ những phân tích trên, KTS Võ Kim Cương cho rằng trước khi thực hiện cấm xe máy, Hà Nội cần làm rõ mục tiêu cấm xe máy đề làm gì?

"Nếu cấm xe máy vì lợi ích của người dân, của thành phố thì chưa nên cấm. Còn cấm vì để "mát" mắt một số người, vì nghĩ rằng đi xe máy không được văn minh, lịch sự bằng ô tô nên cấm thì phải thận trọng, nó có thể gây ra những tác động, những hệ lụy vô cùng lớn đối với nền kinh tế, sự phát triển của thành phố", ông Cương cảnh báo.

Thảo luận