Liên Bang Xã Hội Chủ Nghĩa Hoa Kỳ. Tại sao ý tưởng của Lenin trở nên phổ biến ở Mỹ?

Matxcơva (Sputnik) - Một vài năm trước, thật khó mà có thể tượng rằng những ý tưởng xã hội chủ nghĩa sẽ lan truyền ở Hoa Kỳ - “pháo đài” của chủ nghĩa tư bản.
Sputnik

Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động của những người theo chủ nghĩa xã hội ở Mỹ: nếu trong năm 2016 chỉ có 6,5 nghìn người Mỹ ủng hộ tư tưởng này, thì đến cuối năm ngoái con số này lên đến 52 nghìn người. Hơn nữa, nhiều người theo chủ nghĩa xã hội đã lọt vào cơ quan quyền lực ở cả cấp liên bang và cấp tiểu bang.

Ông Trump tin vào sự ủng hộ của nhân dân dù ông có phải nổ súng

"Những người này không hát Quốc tế ca và không yêu cầu thiết lập quyền sở hữu công cộng đối với các phương tiện sản xuất. Thay vào đó, những người theo chủ nghĩa xã hội ở thị trấn Bozeman (Montana) của Mỹ đã đạt được mục đích thiết lập mức lương tối thiểu theo giờ của công nhân là 13 USD, và hứa sẽ tăng con số này lên 15 USD trong mấy năm tới", — tạp chí The Economist viết về hoạt động của những người theo chủ nghĩa xã hội đang nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới trẻ Mỹ. Sau khi Donald Trump lên nắm quyền, số người thích CNXH đã tăng gấp tám lần.

Các nhà xã hội học giải thích xu hướng này một cách đơn giản: những người này chưa đầy 30 tuổi, họ chỉ đơn giản không nhớ thời Chiến tranh Lạnh. Điều duy nhất họ muốn là để trong cả nước có hệ thống chăm sóc y tế miễn phí, để có khả năng được đào tạo trong các trường cao đẳng công cộng với chi phí ngân sách, và họ muốn đấu tranh chống biến đổi khí hậu. "Nếu điều này được gọi là chủ nghĩa xã hội, thì họ rất hài lòng là người theo xu hướng xã hội này", tác giả bài báo viết.

Hoa Kỳ muốn hồi sinh chương trình thời Chiến tranh Lạnh để kiềm chế Nga

Đồng thời, nhiều người gọi họ là "những người dân chủ tiến bộ hơn". Và đảng Dân chủ Mỹ xem những người này như là đồng minh trong cuộc đấu tranh chống lại đảng Cộng hòa. Theo cuộc khảo sát dư luận gần đây do Viện Gallup thực hiện, 57% đảng viên đảng Dân chủ có thái độ tích cực đối với chủ nghĩa xã hội.

Trong khi đó những người theo chủ nghĩa xã hội giải thích thêm rằng, họ không kêu gọi thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Hoa Kỳ, điều đó là không thể. "Nước Mỹ quá không đồng nhất về mặt tư tưởng, chủ nghĩa cá nhân xâm nhập vào văn hóa chính trị của đất nước", những người này thường nói. Chủ nghĩa tư bản không làm việc, nhưng, tôi không nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là hai dòng chảy đối lập nhau. Một cái gì đó tốt có thể được lấy từ cả hai phong trào này,- cô Sara Innamorato, nhà dân chủ xã hội Mỹ nói.

Nếu trước đây ở Hoa Kỳ "chủ nghĩa xã hội" là một điều đáng nguyền rủa, thì chính trị gia Bernie Sanders, người đã chạy đua với Hillary Clinton khi đề cử ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, đã có thể phục hồi khái niệm này. Trong cuộc đua nội bộ, ông Sanders đã thu hút cử tri: họ rất thích những khẩu hiệu đơn giản của ông.

Kẻ điên gặp kẻ khùng: Hai ông Trump và Sanders lăng mạ nhau vì cuộc bầu cử

Ông hứa sẽ tăng thuế cho người giàu và nhờ đó tăng mức lương tối thiểu, sẽ giới thiệu chế độ miễn phí tại các trường cao đẳng và bảo hiểm y tế bằng chi phí ngân sách, cũng như cắt giảm đáng kể ngân sách của Lầu Năm Góc. Ngoài ra, ông hứa sẽ đảm bảo khả năng được nghỉ ốm, được trả lương và nghỉ thai sản cho tất cả người lao động Mỹ. Rất nhiều người tán thành hệ thống an sinh xã hội mức độ cao như vậy.

Ông Sanders bắt đầu hoạt động chính trị vào những năm 1970 khi gia nhập Liên minh Tự do. Tổ chức này đã phản đối chiến tranh Việt Nam, chỉ trích cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, và đề xuất con đường phát triển thứ ba với nước Mỹ.

Bảo vệ pháp lý cho người nghèo, tổ chức các hoạt động xã hội và thu hút người dân địa phương vào hoạt động này — đây là phong cách quản lý được đề xuất bởi ông  Sanders — thị trưởng theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Sau khi được bầu làm thị trưởng, ông Sanders đã làm giảm ảnh hưởng của các doanh nhân lớn đến hoạt động chính trị, trong khi đó kêu gọi phát triển hoạt động kinh doanh đúng theo các nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản.

Bà Clinton muốn liên minh với ông Sanders để chống ứng viên Trump

Trong chiến dịch bầu cử năm 2016, người ta đã khuyên bảo ông không sử dụng từ "xã hội chủ nghĩa" vì đa số cử tri sẽ không ủng hộ ông. Tuy nhiên, những đề xuất của Sanders đã chiếm được cảm tình của cử tri. Sau khi ông thua bà Clinton, những khẩu hiệu của ông càng trở nên phổ biến hơn.

Nói chung, các ý tưởng xã hội chủ nghĩa không phải là một cái gì đó mới mẻ đối với Hoa Kỳ.

Tiền thân của phong trào này đã xuất hiện ở Mỹ vào đầu thế kỷ XIX. Ở một số địa phương, người ta đã cố gắng thực hiện ý tưởng của các nhà triết học và xây dựng các cộng đồng xã hội chủ nghĩa với sự phân công lao động. Vào những năm 70-80 của thế kỷ XIX, dòng người nhập cư từ Đức đã đổ xô vào Hoa Kỳ, họ đã thành lập các đảng cánh tả đồng hành với các tổ chức công đoàn và phong trào lao động. Nhưng, các đảng này đã không đạt được nhiều thành công.

Vào năm 1910, những người theo CNXH đã giành được chiến thắng lớn đầu tiên ở Mỹ. Đại diện của họ đã giành một ghế trong Hạ viện và ngay lập tức bắt đầu đấu tranh cho việc giải tán Thượng viện và xã hội hóa các ngành công nghiệp lớn.

Hơn nữa, sau đó những người theo chủ nghĩa xã hội đã chiếm một số ghế trong các cơ quan lập pháp nhà nước, 33 người đã được bầu làm thị trưởng. Nếu không có cuộc thế chiến thứ nhất, phong trào cánh tả có thể có một tương lai tuyệt vời. Các cuộc tranh cãi nội bộ đảng dẫn đến sự chia rẽ.

Oliver Stone gọi Vladimir Putin là một lãnh đạo mạnh và so sánh ông với Roosevelt

Hy vọng cho sự hồi sinh của phong trào này đã xuất hiện trong thời kỳ Đại suy thoái (1929-1933). Đã có vẻ chủ nghĩa tư bản đang trong cơn hấp hối và cần phải tìm kiếm một mô hình mới. Tuy nhiên, lần này kế hoạch của những người theo CHXH cũng không thành công — "Chính sách kinh tế mới" của Tổng thống Roosevelt đã giúp đất nước ra khỏi tình huống phức tạp này.

Tuy nhiên, những người ủng hộ ý tưởng xã hội chủ nghĩa quyết không bỏ cuộc: họ tiếp tục đấu tranh cho quyền của phụ nữ, người thất nghiệp, người già, vì điều kiện làm việc công bằng và chống lại phân biệt đối xử với người da đen. Số người ủng hộ phong trào này đã tăng mạnh.

Chiến thắng của Liên Xô trong Thế chiến II đã làm tăng thêm thiện cảm của Mỹ đối với chủ nghĩa xã hội. Giới lãnh đạo Hoa Kỳ lo sợ rằng những điệp viên của Liên Xô đã lọt vào Hoa Kỳ và đang tiến hành các hoạt động phá hoại. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Tổng thống Harry Truman đã đem hết sức mình cho việc phát hiện "những kẻ đào tẩu". Trong nước bắt đầu tích cực truy quét những kẻ mà ông coi là cộng sản, tham gia hoạt động này có các nhân viên FBI và thậm chi các thám tử tư. Hàng nghìn người đã mất việc, hàng trăm người khác bị bỏ tù.

Chiến tranh Lạnh: Tập II - Màn trả thù của Pence

Vào những năm 1970, những người theo chủ nghĩa xã hội đã thực hiện một bước quan trọng. Đảng Xã hội Chủ nghĩa Hoa Kỳ, vì sợ bị so sánh với Liên Xô, đã đưa thêm từ "dân chủ" vào tên gọi của mình. Đó là một động thái chiến thuật quan trọng: do đó, đảng Cộng hòa và Dân chủ có thể tham gia phong trào này mà không từ bỏ nội dung chính của họ.

Năm 1982, ở Mỹ đã xuất hiện tổ chức Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ (Democratic Socialists of America) tập hợp những người ủng hộ các ý tưởng của chủ nghĩa xã hội dân chủ, các nhà hoạt động trong phong trào lao động và đại diện phe cánh tả của Đảng Dân chủ Xã hội. Nhờ xu hướng này, quan điểm cánh tả đã trở nên rất phổ biến trong xã hội Mỹ hiện đại.

Những người cánh tả phản đối bất bình đẳng kinh tế và chính trị, bất kỳ loại phân biệt đối xử, từ chối sử dụng bạo lực, ủng hộ việc lập kế hoạch kinh tế, phân phối công bằng, để người dân kiểm soát tài nguyên và công nghiệp, vì sự bình đẳng trong mọi lĩnh vực. Đồng thời, các nhà tư tưởng của phong trào nhận thức rõ rằng, việc sớm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Hoa Kỳ là một nhiệm vụ không khả thi, và nó sẽ không giống chế độ này ở các nước khác. Trước hết họ muốn nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trump đình chỉ một phần việc thực hiện cải cách y tế Obamacare

Theo khảo sát của Harris Poll, 49,6% thanh niên Mỹ muốn sống ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, 67% muốn để nhà nước tài trợ giáo dục đại học, 73,2% ủng hộ ý tưởng tạo ra hệ thống chăm sóc y tế toàn quốc. Nhiều người trong số đó kiên quyết chống lại sáng kiến ​​của Donald Trump nhằm bãi bỏ Obamacare, chương trình chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền do vị tổng thống Mỹ tiền nhiệm đưa ra. Đáng chú ý là chính những thanh niên này sẽ chiếm 37% tổng số cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020.

Thảo luận