Ý kiến chuyên gia Nga: Phải chăng Trung Quốc đang chế tạo tàu phá băng nguyên tử?

Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN) mới đây đã mở thầu hợp đồng đóng tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân với lượng giãn nước khoảng 30 nghìn tấn.
Sputnik

Thông tin này đã gây ra tiếng vang lớn trên thế giới, đã xuất hiện những diễn giải khá mơ hồ. Trước hết, người ta rút ra kết luận rằng, Trung Quốc đang chế tạo tàu phá băng nguyên tử. Và thứ hai — việc chế tạo tàu phá băng nguyên tử được cho là một bước tiến tới việc chế tạo tàu sân bay nguyên tử. Sputnik yêu cầu chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin bình luận về các tài liệu đấu thầu vừa được công bố.

“Không một nước nào có thể vượt Nga về tàu phá băng nguyên tử”

Theo tôi, kết luận về việc Trung Quốc đang tiến tới việc chế tạo tàu sân bay nguyên tử mâu thuẫn với các sự kiện đã biết. Trên thế giới hiện nay chỉ có hai quốc gia khai thác tàu sân bay hạt nhân — Hoa Kỳ và Pháp. Và hai quốc gia này chưa từng chế tạo tàu phá băng hạt nhân. Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân có thiết kế đặc biệt để thực hiện các nhiệm vụ rất cụ thể. Vỏ tàu có kết cấu rất vững chắc để chịu được tải trọng nặng, phải có động cơ rất mạnh. Nhưng, chế độ làm việc của hệ thống năng lượng là khác. Trên tàu phá băng không có số lượng lớn thiết bị điện tử, không có vũ khí, thang máy bay và những thiết bị khác.

 Sự khác biệt sẽ còn lớn hơn nữa nếu chú ý đến thực tế rằng, Trung Quốc dự định lắp đặt máy phóng điện từ trên các tàu sân bay tương lai của mình. Xây dựng tàu phá băng nguyên tử để học cách chế tạo tàu sân bay sánh được với việc sản xuất máy gặt đập liên hợp để học cách sản xuất xe limousine.

Hơn nữa, sau khi đọc kỹ tài liệu đấu thầu mà CGN đã công bố trên các tài nguyên của ngành công nghiệp Trung Quốc, sẽ thấy rằng, không có cơ sở nào để rút ra kết luận về việc Trung Quốc đang chế tạo tàu phá băng. Tài liệu đấu thầu mô tả một dự án sản xuất điện bằng hai lò phản ứng nước-nước áp suất thấp 25 MW có sử dụng nền tảng tàu, một lò phản ứng — hai máy. Vì vậy, ở đây nói về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi. Bằng chứng bổ sung cho điều này là thực tế rằng, tài liệu đấu thầu không chỉ định độ dài lớp băng mà chiếc tàu phải có khả năng vượt qua, mà đây là một trong những điểm quan trọng nhất quyết định thiết kế và chi phí cho toàn bộ dự án.

Tàu phá băng nguyên tử “cõng” nhóm du khách quá giang đến tận cảng

Tài liệu đấu thầu viết rằng, tàu phải tự hành, phải có khả năng di chuyển với sự trợ giúp của động cơ hạt nhân hoặc động cơ diesel phụ trợ, và chỉ định tốc độ tối đa là 11,5 hải lý. Nếu so sánh tốc độ này với đặc tính của các tàu phá băng hạt nhân hiện có của Nga, thì nó là quá thấp. Tốc độ của các tàu phá băng lớp Arktika đã được chế tạo ở Liên Xô kể từ đầu những năm 1970 là 20 hải lý, còn chiếc tàu phá băng Taimyr và chiếc tàu phá băng nguyên tử đầu tiên trên thế giới Lenin đều có tốc độ trên 18 hải lý.

Rõ ràng, trong dự án này tốc độ không phải là vấn đề quan trọng nhất — ở đây nói về nhà máy điện hạt nhân nổi tự hành, đôi khi chỉ di chuyển đến nơi hoạt động khác. Cần lưu ý rằng, các nhà máy điện hạt nhân nổi được xây dựng trước đó — "Sturgis" của Mỹ (ngừng hoạt động) và "Viện sĩ Lomonosov" của Nga đã được thiết kế để sử dụng tàu kéo. Điều đó cho phép đơn giản hóa thiết kế và giảm kích thước của nhà máy điện hạt nhân nổi. "Viện sĩ Lomonosov" có lượng giãn nước nhỏ hơn gấp 1,5 lần so với tàu Trung Quốc với động cơ mạnh hơn. Mặt khác, xét theo mọi việc, Trung Quốc quan tâm đến một hệ thống không phụ thuộc vào tàu kéo và cơ sở hạ tầng trên bờ, có thể nhanh chóng di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Do đó, có thể nói rằng, đây không phải là dự án xây dựng tàu phá băng nguyên tử, Trung Quốc bắt đầu thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân nổi, mà đây cũng là một tin quan trọng.

Đóng tàu phá băng nguyên tử khổng lồ “Ural” ở Peterburg

Tất nhiên, tính hữu dụng của dự án này đối với các hàng không mẫu hạm nguyên tử của Trung Quốc là đáng nghi ngờ. Nhà máy điện hạt nhân nổi Sturgis của Mỹ với công suất chỉ 10 MW, đã được chế tạo và đưa vào hoạt động muộn hơn vài năm so với tàu sân bay nguyên tử đầu tiên của Mỹ — USS Enterprise. Cần phải hiểu rằng, sức mạnh của các lò phản ứng trên tàu sân bay hạt nhân hiện đại là lớn hơn nhiều so với các lò phản ứng được sử dụng trên tàu phá băng và nhà máy điện hạt nhân nổi. Ví dụ, một tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz được trang bị bởi hai lò phản ứng hạt nhân A4W, mỗi lò có công suất 104 mW.

Thay vào đó, việc đưa vào hoạt động các nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ giúp Trung Quốc khai thác hiệu quả hơn các vùng hải đảo xa. Các nhà máy điện hạt nhân nổi cũng có thể hữu ích khi các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở những khu vực xa xôi và kém phát triển trên thế giới. Đồng thời, ngành công nghiệp hạt nhân và ngành đóng tàu Trung Quốc đang suy nghĩ về dự án tàu phá băng nguyên tử và tàu vận tải nguyên tử lớp băng. Tuy nhiên, các dự án như vậy rõ ràng vẫn đang được nghiên cứu và chưa có triển vọng rõ ràng.

Thảo luận