Giáo sư Bùi Hiền bình luận việc đưa giang hồ Khá Bảnh vào đề thi

Kiến Thức dẫn ý kiến của GS. Bùi Hiền cho rằng việc nhân vật giang hồ, tội phạm Ngô Bá Khá, tức Khá Bảnh được đưa vào đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường Kiến Thụy, Hải Phòng là sai lầm về sư phạm.
Sputnik

Mới đây, dư luận xôn xao, tranh cãi về việc Trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng đưa Khá Bảnh một tên giang hồ, tội phạm vào đề thi học sinh giỏi văn lớp 11.

Đưa đề xuất cải tiến chữ của PGS.TS Bùi Hiền vào đề thi lớp 12 là sự bất kính

Nội dung đề thi nêu ra vấn đề "hiện tượng mạng Khá Bảnh với đời tư bất hảo vào được chào đón ở Yên Bái..." Đề thi yêu cầu các thí sinh "Hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được đề cập đến trong bài viết trên."

Ngay khi xuất hiện, đề thi học sinh giỏi của Trường THPT Kiến Thụy (Hải Phòng) đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng, dù vấn đề thời sự nhưng nhân vật Khá Bảnh không đáng để được đưa vào đề thi.

Theo ông Ngô Hồng Tân - Hiệu trưởng nhà trường, việc ra đề như vậy với mong muốn tạo điều kiện cho học sinh phát huy suy nghĩ về một vấn đề thời sự mà dư luận quan tâm nhiều trong thời gian qua, đặc biệt là thu hút sự chú ý của giới trẻ.

Trao đổi với PV Kiến Thức về việc kẻ giang hồ, tội phạm Khá Bảnh được đưa vào đề thi, Giáo sư Bùi Hiền - nguyên Phó Hiệu trưởng của Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) phân tích:

"Theo tôi, những nhân vật phản diện không bao giờ nên đưa lên 'sân khấu'. Làm vậy, chẳng khác gì đang tiếp tục 'quảng cáo' cho  nhân vật đó.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lên tiếng về Khá bảnh và bạo lực học đường

Muốn hay không muốn, thì sự nổi danh vẫn ở đấy. Đưa những hình tượng xấu sẽ chỉ làm các bạn học sinh thêm tò mò về nhân vật này, khiến những bạn chưa biết sẽ biết. 

Người ta ra đề đưa hình tượng xấu ra để phê phán, ngụ ý rằng những điều tốt cần phải nâng lên. Ý tưởng ra đề thi có thể tốt, nhưng về tâm lý thì chưa thấy được mặt trái. Vô hình trung, lầm tưởng rằng muốn khai thác chứ không phải phủ nhận vấn đề tiêu cực đó. Sư phạm là phải lấy mặt tốt đề đè mặt xấu, chứ không thể lấy mặt xấu để nâng mặt tốt".

"Đưa nhân vật đấy vào đề thi, nếu nói về sư phạm, tôi cho rằng đó là sai lầm" - GS. Bùi Hiền nhấn mạnh.

"Vậy những người tốt đẹp chúng ta cần đưa vào là ai? Có rất nhiều tấm gương, hình tượng đẹp để học sinh thể hiện quan điểm, để bình luận, phân tích, đánh giá. Tôi lấy ví dụ như Phan Đình Giót chẳng hạn. Rất nhiều bạn có lẽ đã từng nghe đến tên anh hùng này. Tuy nhiên, không có sự gần gũi hay tìm hiểu kĩ thì làm sao có tâm thế, tình cảm, suy nghĩ chín chắn để đánh giá. Do vậy, theo tôi, chúng ta nên tìm những người gần gũi, sát thực tế nhất. Những điều tốt đẹp trong xã hội cần được biết nhiều hơn nữa thay vì những điều xấu" - GS. Bùi Hiền kết luận.

Nhìn Khá Bảnh từ góc độ kinh tế

Đời tư bất hảo của Khá Bảnh

Khá Bảnh (tên thật là Ngô Bá Khá, sinh năm 1993, quê Bắc Ninh) là một kẻ giang hồ, có đời tư bất hảo khá nổi tiếng trên mạng xã hội thời gian gần đây bởi những clip bạo lực, khoe tiền bạc, đánh nhau, khoe cảnh thác loạn, ăn chơi nhảy múa, cờ bạc, lô đề, chửi tục... sử dụng ma túy.

Điều đáng nói, thay vì phê phán, lên án và tẩy chay xa lánh những đối tượng tiêu cực như Khá Bảnh, một bộ phận giới trẻ lại tỏ ra hâm mộ, thậm chí là "thần tượng" một tên tội phạm. 

Giám đốc Công an Bắc Ninh: Khá "Bảnh" chỉ là kẻ nghiện ngập, tên tội phạm!

Ngày 3/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) khởi tố bị can đối với Ngô Bá Khá (26 tuổi, tức Khá "Bảnh") về tội Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc theo Điều 321 và Điều 322 Bộ luật hình sự 2015. Đồng thời kênh Youtube của Khá Bảnh cũng bị Google xóa bỏ vì có nhiều nội dung sai trái pháp luật, "nội dung đen" không lành mạnh.

Công an thị xã Từ Sơn tiếp tục phối hợp cùng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Ninh mở rộng điều tra vụ án và các hành vi trái pháp luật khác của Khá Bảnh để xử lý.

Khá là kẻ giang hồ có ba tiền án, tiền sự về tội Cố ý gây thương tích và Gây rối trật tự công cộng.

Thảo luận