Phán quyết về Biển Đông: Vì sao Philippines "không làm gì được" Trung Quốc?

Phủ tổng thống Philippines khẳng định: chính quyền của ông Duterte chưa bao giờ từ bỏ phán quyết về Biển Đông, song đổ lỗi cho việc chẳng có nước nào giúp Manila là nguyên nhân khiến nó không thực thi được, Tuổi Trẻ dẫn nguồn Philstar khẳng định.
Sputnik

Báo PhilStar của Philippines ngày 15-4 dẫn lời người phát ngôn tổng thống, ông Salvador Panelo, tuyên bố phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 chưa bao giờ được gác lại.

Mỹ cam kết bảo vệ Philippines trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công ở Biển Đông

Ông Panelo nhấn mạnh đây là phán quyết của một tòa quốc tế, là luật pháp quốc tế nên không thể bị đảo ngược và Trung Quốc cần phải tôn trọng nó.

"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc tôn trọng nó và chúng tôi hi vọng cơ chế đàm phán song phương giữa hai nước sẽ tạo ra một giải pháp thỏa đáng cho cuộc xung đột, dựa trên các nguyên tắc công bằng và có đi có lại của quốc tế, cũng như dựa trên nhu cầu an ninh quốc gia và nguyện vọng của người dân hai nước".

Kết luận của tòa án trong vụ kiện do Philippines khởi xướng đã bác bỏ cái gọi là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên Biển Đông, bác bỏ yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn do Bắc Kinh tự vẽ ra.

Tuy nhiên, chỉ một tháng sau phán quyết, chính quyền tại Manila đã đổi chủ sau một cuộc bầu cử. Từ một tổng thống Benigno Aquino III đối đầu gay gắt với Trung Quốc sang một tổng thống Rodrigo Duterte chủ trương hữu hảo với Bắc Kinh để đổi lấy các lợi ích kinh tế.

Tổng thống Philippines không muốn Trung Quốc phật lòng

"Cần phải nhấn mạnh ngay từ đầu rằng chính quyền này không bao giờ từ bỏ phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông. Nó chỉ không thực hiện được vì dường như không có lực lượng nước ngoài nào có vẻ bị thuyết phục để giúp chúng tôi thực thi phán quyết đó", ông Panelo nhấn mạnh trong một tuyên bố ngày 14-4.

"Chúng tôi không có khả năng thực thi nó một cách đơn độc bằng vũ lực, chưa kể đến việc thực thi bằng các lực lượng vũ trang có thể kích động một cuộc chiến đẫm máu, cướp đi mạng sống của nhân dân và hủy hoại tài sản của đất nước chúng ta", người phát ngôn của ông Duterte lặp lại quan điểm cũ.

Chính quyền Duterte từng nhiều lần khẳng định sẽ không đối đầu hay khiêu chiến với Trung Quốc vì như thế chẳng khác gì tự sát. Quan điểm đó bỗng dưng bị thay đổi, trở nên cứng rắn với những từ ngữ như "tử thủ Thị Tứ" ngay trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ.

Việt Nam kêu gọi Philippines và Trung Quốc "kiềm chế" vụ ở đảo Thị Tứ

Panelo khẳng định ông đã viện dẫn phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông để "bật lại" một quan chức ngoại giao Bắc Kinh khi người này nói Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc.

Người phát ngôn của ông Duterte cũng không quên công kích ông Albert del Rosario, cựu ngoại trưởng Philippines - người vừa nộp đơn kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên Tòa án hình sự quốc tế (ICC), nhân danh người dân Philippines và hàng trăm ngàn ngư dân Philippines bị bách hại bởi việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo, chiếm đóng và quân sự hóa Biển Đông.

"Ông Del Rosario, ông phải chịu trách nhiệm cho việc Philippines bị mất bãi cạn Scarborough trong thời gian ông làm ngoại trưởng, vì đã ngây thơ cho rút tàu vũ trang trong khu vực đang có tranh chấp.

Philippines không muốn trở thành nạn nhân của cuộc xung đột Mỹ-Trung ở Biển Đông

Ông chắc chắn sẽ chẳng thể tiến thêm được nữa với cái lòng yêu nước giả vờ và sự công bình ngụy tạo như thể ông chẳng góp phần tạo ra cái tình huống không mong muốn mà Philippines đang đối mặt" - người phát ngôn của tổng thống Duterte chỉ trích. 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó đã ngang nhiên khẳng định quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là của Trung Quốc sau khi Tổng thống Duterte yêu cầu Bắc Kinh tránh xa Thị Tứ - một đảo thuộc quần đảo Trường Sa nhưng bị Philippines chiếm đóng trái phép.

Thảo luận