Quan chức chạy điểm cho con thì phải bị truy tố chứ không chỉ là mất chức

Phụ huynh có con được nâng điểm phát biểu trên báo chí đều nhấn mạnh: "Tôi không biết"; "Tôi không can thiệp...", bài bình luận của báo GDVN.
Sputnik

Điểm nóng tại Sơn La một lần nữa nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận, mạng xã hội chia sẻ danh sách thí sinh được nâng điểm có nhiều phụ huynh là quan chức của một số cơ quan của tỉnh Sơn La.

Vụ Hà Giang: Xin đừng làm hại quan chức và các vị GS, TS! Tất cả chỉ vì "đen thôi!"

Riêng tỉnh Sơn La có 21/44 thí sinh là con cán bộ, công chức, viên chức được nâng điểm. Đáng nói, trong số phụ huynh bị bêu tên có cả những quan chức, công an, người đứng đầu của nhiều cơ quan trong tỉnh Sơn La.

Ở Hòa Bình, đa số thí sinh được nâng điểm cũng rơi vào con của quan chức tại địa phương này.

Tuy nhiên, một số phụ huynh có con được nâng điểm phát biểu trên báo chí đều nhấn mạnh: "Tôi không biết"; "Tôi không can thiệp...".

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh, việc phát hiện ra gian lận điểm thi trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 là cực kỳ quan trọng.

Quan chức chạy điểm cho con thì phải bị truy tố chứ không chỉ là mất chức

“Chính vì thế, việc điều tra, minh bạch, rõ ràng trách nhiệm các cá nhân có liên quan và xử lý đến cùng sẽ lấy lại được niềm tin của người dân

Phải xác minh được sai phạm của từng người, từng đối tượng ra sao trong vụ bê bối thi cử này”, đại biểu Phương bày tỏ quan điểm.

"Đừng ngây thơ, hay vội vàng kết luận 60 tỉnh còn lại của Việt Nam không có gian lận thi cử!"

Theo đại biểu, cơ quan điều tra sẽ làm rõ người có con được nâng điểm thì bản thân người đó có chạy để nâng điểm không?

“Nếu chạy thì phải bị truy tố chứ không chỉ là mất chức, mất quyền”, vị Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nói.

Ở, trường hợp thứ hai là các vị có con được nâng điểm không can thiệp nhưng người sửa điểm nịnh nọt lãnh đạo cấp trên mà tự ý làm thì cũng phải xem xét để có hình thức xử lý phù hợp.

“Giờ phải xác định rõ nâng điểm là do ai? Có can thiệp của bố mẹ hay đối tượng sửa điểm vì nịnh nọt phụ huynh các em mà thực hiện hành vi đó? Tất cả phải được làm rõ trách nhiệm”, đại biểu Phương nhấn mạnh.

Quan chức chạy điểm cho con thì phải bị truy tố chứ không chỉ là mất chức

Về việc các cơ quan chức năng chưa chính thức công khai danh tính thí sinh, phụ huynh có con gian lận điểm thi, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho rằng, cần thiết phải công khai.

Bộ trưởng Nhạ: Cương quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ gian lận điểm thi

Theo đại biểu, công khai là để tạo niềm tin cho người dân, công khai là để cho những kẻ khác không vi phạm, công  khai là để minh bạch trong thực thi pháp luật.

“Vì thế phải công khai chứ không thể mãi giấu giếm được. Và đến giờ phút này, qua các phương tiện truyền thông đại chúng, thí sinh được nâng điểm là ai, con vị nào cũng gần như lộ cả rồi”, đại biểu Phương nhận định.

Trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018, 3 địa phương là Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La đã xảy ra gian lận điểm thi.

Quan chức chạy điểm cho con thì phải bị truy tố chứ không chỉ là mất chức

Công an xác định có 114 thí sinh ở Hà Giang được nâng điểm và đã trả về điểm thực trước mùa xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2018.

"Cán bộ nâng điểm cho con không thiếu gì, chỉ thiếu đạo đức, liêm sỉ"

Hai địa phương còn lại là Hòa Bình, Sơn La phải đến tháng 3/2019 Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có kết luận điều tra và công bố điểm chấm thẩm định.

Kết quả 64 thí sinh ở Hòa Bình và 44 thí sinh ở Sơn La được nâng điểm.

Đến thời điểm này đã có 16 cán bộ liên quan đến sai phạm thi cử ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La đã bị khởi tố, bắt giam.

Thảo luận