Mỹ khiến Trung Quốc "sống không yên" ở Biển Đông?

Trung Quốc đang ngang nhiên đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông - một khu vực biển có những tuyến đường hàng hải chiến lược có tính sống còn đồng thời chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, VnMedia thông tin.
Sputnik

Quân đội Mỹ cho biết nước này hôm qua (6/5) đã cử hai chiến hạm của Hải quân tiến vào khu vực gần với những đảo mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền gây tranh cãi ở Biển Đông. Động thái này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận trong bối cảnh quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới đang căng thẳng cao độ.

Hai tàu chiến Mỹ áp sát Đá Gạc Ma và Đá Ga Ven, thách thức Trung Quốc

Một phát ngôn viên của quân đội Mỹ cho hay, hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Preble và Chung Hoon của Hải quân Mỹ đã đi vào khu vực phạm vi 12 hải lý so với đá Gaven và đá Johnson thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc tranh chấp.

Chỉ huy Clay Doss – một phát ngôn viên của Hạm đội Số 7, cho biết, hoạt động đưa tàu chiến đi qua khu vực nói trên là nhằm để “thách thức những đòi hỏi chủ quyền tham lam và bảo vệ việc tiếp cận các đường biển theo quy địnhh của pháp luật quốc tế."

Mỹ khiến Trung Quốc "sống không yên" ở Biển Đông?

Bắc Kinh đã phản ứng đầy tức giận trước động thái mới nhất của Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói rằng, các tàu của Mỹ đã đi vào những vùng biển nói trên mà không được sự cho phép của chính phủ Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc đã cảnh báo các tàu của Mỹ phải rời đi.

Thủ tướng Việt Nam nhắc về Biển Đông khi họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

“Trung Quốc kêu gọi Mỹ chấm dứt các hành động khiêu khích như vậy”, ông Geng cho biết đồng thời tuyên bố Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện những bước đi cần thiết để bảo vệ "an ninh và chủ quyền".

Sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông sẽ khiến Trung Quốc thêm phần bất an và vụ việc này sẽ đẩy mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước leo thang hơn nữa trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc không chỉ “đấu” nhau ở Biển Đông, trong vấn đề Đài Loan và các biện pháp trừng phạt mà còn đang có cuộc chiến thương mại nóng bỏng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã và đang tăng cường sức ép mạnh mẽ lên Trung Quốc nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại. Ông Trump đe dọa sẽ tăng thuế đối với 200 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong tuần này và sẽ nhằm mục tiêu vào hàng trăm tỉ USD hàng hóa khác từ Trung Quốc.

Mỹ cam kết bảo vệ Philippines trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công ở Biển Đông

Mỹ từ lâu đã có chiến dịch phản đối mạnh mẽ những đòi hỏi chủ quyền tham lam, phi lý và trái luật của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đang ngang nhiên đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông - một khu vực biển có những tuyến đường hàng hải chiến lược có tính sống còn đồng thời chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.

Trung Quốc đã và đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới vì việc nước này đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông. Trong một động thái làm đẩy cao căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc gần đây liên tiếp cho triển khai vũ khí, trong đó có các tên lửa, đến các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép ở Biển Đông.

Mỹ khiến Trung Quốc "sống không yên" ở Biển Đông?
Việt Nam đang xác minh thông tin vị trí giàn khoan Đông phương của Trung Quốc ở Biển Đông

Tại một diễn đàn an ninh quan trọng hàng đầu của Châu Á hồi năm ngoái, Mỹ từng công khai chỉ trích những hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc trong thời gian qua đồng thời cảnh báo Bắc Kinh về những đòn trừng phạt nặng nề trong tương lai.

Không chỉ dừng lại ở lời nói, Mỹ còn liên tục cho các tàu chiến đến khu vực phạm vi 12 hải lý so với những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông để thách thức đòi hỏi chủ quyền phi lý và tham lam của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Thảo luận