Bộ Công thương nhận nhiều chất vấn nhất nhưng không được chọn

Bộ Công thương không được chọn trả lời chất vấn nhưng nhận được nhiều câu hỏi chất vấn nhất, báo Đất Việt cho hay.
Sputnik

Đó là thông tin từ báo cáo tổng hợp của Tổng thư ký Quốc hội gửi đến các ĐBQH. Theo đó, tính đến hết ngày 23/5, Quốc hội đã nhận được văn bản của 48 đoàn ĐBQH đề xuất 190 vấn đề chất vấn.

"Bộ Công Thương đề nghị không đưa tin trái chiều về giá điện là phản cảm"

Trong các bộ được chọn trả lời chất vấn nhận được lần lượt số nhóm vấn đề như sau: Bộ Công an 17 vấn đề; tiếp đến là Bộ GTVT với 10 vấn đề; còn lại Bộ VH-TT-DL và Bộ Xây dựng mỗi bộ 2 vấn đề.

Trong khi đó, Bộ Công thương không nằm trong nhóm được chọn trả lời chất vấn nhưng lại nhận được tới 29 vấn đề, chủ yếu xoay quanh điều hành giá điện, giá xăng dầu, quản lý thị trường.

Tiếp đó, Bộ GD-ĐT nhận được 18 vấn đề chất vấn, chủ yếu xoay quanh sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Bộ LĐ-TB-XH nhận được 12 vấn đề, bao gồm trách nhiệm quản lý nhà nước liên quan đến tình trạng xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em; chính sách với người có công, hộ nghèo...

Bộ Công thương muốn đóng dấu mật giá điện, xăng dầu: ĐBQH đặt câu hỏi khó

Bộ Tài chính nhận được 12 vấn đề; Bộ Nội vụ nhận được 11 vấn đề; Thanh tra Chính phủ nhận được 10 vấn đề. Thủ tướng Chính phủ cũng nhận được 11 vấn đề chất vấn.

Trước tình hình trên, Chính phủ đã có báo cáo giải trình gửi các đại biểu, đồng thời chỉ đạo thanh tra việc tăng giá điện; một số nội dung liên quan cũng đã được ĐBQH thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội.

Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm cân đối giữa các lĩnh vực được chất vấn, Quốc hội xin được giữ 4 lĩnh vực chất vấn như đã chọn.

Trước đó, chiều 27/5, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin về các nhóm vấn đề sẽ được chất vấn tại kỳ họp lần này. Theo đó, 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn gồm: Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể và Bộ trưởng Văn hoá Thể thao Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện.

Xe công đón người nhà Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Bộ Công thương quá nể nang, né tránh?

Trả lời câu hỏi vì sao Bộ trưởng Công Thương không được lựa chọn chất vấn khi gần đây có nhiều vấn đề nóng liên quan đến Bộ này như tăng giá điện, điều chỉnh giá xăng..., ông Phúc nói cách đây một tháng, Văn phòng Quốc hội tổng hợp 9 nhóm vấn đề xin ý kiến các cơ quan để chất vấn, trong đó có lĩnh vực Công Thương. Tuy nhiên, sau đó 5 lĩnh vực được lựa chọn để xin ý kiến đại biểu Quốc hội là An ninh trật tự, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Thanh tra, Xây dựng và Giao thông Vận tải.

"Trong phiếu xin ý kiến đại biểu, có mục ý kiến khác ngoài 5 lĩnh vực trên; kết quả chỉ có 3 trong số 471 đại biểu đề nghị chất vấn Bộ trưởng Công Thương. Như vậy là ít quá, không đủ để lựa chọn", Tổng thư ký Quốc hội nói.

Ông Phúc lý giải, quá trình xin ý kiến chất vấn có vấn đề giá xăng, giá điện nhưng quá trình chọn "có thể đại biểu thấy nhiều vấn đề nóng hơn". Ngoài ra, nội dung chất vấn phải đảm bảo hài hoà các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tư pháp.

Thảo luận