Theo ấn phẩm, mạng lưới phòng thủ tên lửa của Mỹ bao gồm bốn thành phần: hệ thống Patriot, AEGIS và AEGIS Ashore, THAAD và GMD. Hoàn hảo nhất là hệ thống Patriot, nhưng nó có khả năng hạn chế do quá trình phóng tên lửa. Patriot phóng tên lửa kiểu “nóng”, trong khi đó S-300 chẳng hạn, lại sử dụng kiểu phóng "nguội".
Tạp chí chỉ ra rằng vì nguyên nhân này mà các hệ thống của Mỹ chỉ có thể tấn công các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sau khi chúng đã vượt qua được một nửa chặng đường và đang ở giai đoạn giảm độ cao, chứ không thể tiếp cận chúng ở giai đoạn đầu và trong các tầng khí quyển dày đặc.
Các tác giả cũng đặt câu hỏi về việc liệu hệ thống của Mỹ có khả năng chống lại tên lửa của Triều Tiên hay không. Cụ thể, họ đã dẫn ví dụ về các thử nghiệm của tên lửa "Hwason-14" bay qua Nhật Bản vào năm 2017 ở độ cao 770 km và rơi xuống biển Nhật Bản cách bờ biển 300 km, trong khi hệ thống Aegis của Mỹ không thể đánh chặn nó.
Khi đó mục tiêu chỉ có một, nhưng trong điều kiện thực tế của chiến sự sẽ có rất nhiều mục tiêu, trong đó có những mục tiêu giả, ngoài ra địch có thể sử dụng phương tiện tạo nhiễu.
Và ngay cả đối với một mục tiêu duy nhất, các hệ thống của Mỹ cần có thời gian để chuẩn bị, và cũng cần biết chính xác vị trí tên lửa được phóng lên. Trong tương quan này, cơ hội của hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ sở hữu thậm chí còn ít hơn.
Trong phần kết luận của bài báo, Military Watch cho biết thêm rằng, ngay cả khi đánh chặn tên lửa của Bắc Triều Tiên hệ thống của Hoa Kỳ đã gặp vấn đề, chứ chưa nói tới việc đối đầu với các tên lửa Avangard mới nhất của Nga, có tốc độ vượt quá tốc độ âm thanh hai mươi lần. Trong trường hợp này khả năng đánh chặn gần bằng không.