Nợ công của Việt Nam đang ở mức nào?

Đại diện Bộ Tài chính đưa ra nhận định tình hình nợ công của Việt Nam, VGP cho biết.
Sputnik

Vẫn trong giới hạn

Dữ liệu Bộ Tài chính cung cấp cho biết dự kiến nợ công năm 2018 là 58,4% GDP; nợ Chính phủ là 50% GDP. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/Thu ngân sách là 15,9%. Nợ nước ngoài quốc gia là 46% GDP...

“Nợ công Việt Nam 61,4% GDP, so với các nước khác không là gì!"

Theo Bộ Tài chính, các chỉ tiêu nợ nói trên đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội quyết định và thấp hơn mức dự kiến tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

Mặc dù quy mô danh mục nợ Chính phủ được kiểm soát tốt nhưng cùng với ảnh hưởng của việc Việt Nam tốt nghiệp IDA kể từ năm 2017, các chỉ tiêu chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ, đặc biệt là nợ nước ngoài, có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây.

Cụ thể, rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (9,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2019; 32,7% sẽ đến hạn trong giai đoạn 2019-2021), điều này sẽ tác động đến việc bố trí nguồn trả nợ trong cân đối NSNN.

Nợ công của Việt Nam đang ở mức nào?

 

Đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ, trong 5 năm tới các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư. Thay vào đó, Chính phủ cần huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối NSNN và đầu tư công trung hạn.

Mại dâm 25.000 USD và bài toán nợ công của Việt Nam
Rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỉ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng. Tuy nhiên, nhìn chung mặt bằng lãi suất bình quân nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn duy trì ở mức thấp (2,0%/năm) do trên 96% khoản vay nước ngoài có điều kiện ODA, vay ưu đãi.

Đối với nợ trong nước, lãi suất bình quân gia quyền của danh mục nợ tính đến cuối năm 2018 ở mức 5,8%/năm, giảm đáng kể so với mức 6,6%/năm vào năm 2015. Tuy nhiên, do quy mô thị trường trái phiếu còn nhỏ, trong khi tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn hạn chế, việc tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài là tương đối khó khăn. Ngoài ra, việc không phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn dưới 5 năm cũng dẫn đến đường cong lãi suất chuẩn không đầy đủ, thiếu lãi suất ngắn hạn tham chiếu cho thị trường vốn.

Nợ công của Việt Nam đang ở mức nào?

Rủi ro từ nợ doanh nghiệp được bảo lãnh

Ông Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại  cho biết,  trong các giải pháp tăng cường quản lý nợ công, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững phải xác định nhiều yếu tố. Chẳng hạn như đảm bảo huy đông vốn để phục vụ phát triển; lựa chọn chi phí phù hợp, hạn chế rủi ro; đảm bảo chi tiêu an toàn nợ công và cuối cùng là hướng đến phát triển thị trường vay vốn trong nước và thị trường trái phiếu chính phủ, hạn chế các khoản vay nước ngoài để không ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia.

Mỗi người dân gánh 22,5 triệu đồng, nợ công Việt Nam thuộc nhóm tăng nhanh nhất thế giới!

Riêng về cấp bảo lãnh chính phủ, ông Võ Hữu Hiểu cho biết đã được thực hiện chặt chẽ từ đầu bằng những quy định pháp lý, đảm bảo giới hạn nợ vay an toàn và khả năng trả được nợ, không tăng thêm gánh nặng cho nợ công. Việc cấp bảo lãnh chính phủ được ưu tiên cho các dự án có tầm quan trọng đặc biệt cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Qua thống kê cho thấy, trong năm 2018, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã huy động thông qua phát trái phiếu được 16.545 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch phát hành năm 2018, với 74,3% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên.

Nợ công của Việt Nam đang ở mức nào?

Còn Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam huy động được 9.670 tỷ đồng, bằng 100% hạn mức phát hành năm 2018, với 71% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Đến 31/12/2018, dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của 2 ngân hàng chính sách là 157.738 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cuối năm 2017.

Nợ công Việt Nam sẽ vượt trần?

Đại diện Bộ Tài chính đưa ra nhận định tình hình nợ công của Việt Nam vẫn trong giới hạn và có diễn biến khả quan với nhiều lí do.  Thứ nhất, nền tảng vĩ mô khởi sắc, tăng trưởng GDP vượt kế hoạch và đạt mức cao nhất trong 11 năm qua. Thứ hai, Việt Nam điều hành chính sách tài khóa đạt được nhiều thành quả khả quan, thu cân đối ngân sách ước vượt 7,8% so với dự toán, dự kiến bội chi NSNN thấp hơn so với dự toán là 3,7% GDP, qua đó giảm nhu cầu huy động vốn vay của Chính phủ. Thứ ba, giải ngân vốn ODA, ưu đãi nước ngoài chậm hơn dự kiến và biến động tỉ giá được kiểm soát tốt đã góp phần giảm quy mô nợ nước ngoài của Chính phủ khi quy ra đồng Việt Nam. Thứ tư, kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh của Chính phủ, không cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước và khuyến khích người vay trả nợ trước hạn dẫn đến giảm dư nợ bảo lãnh nước ngoài.

Thảo luận