Việt Nam thẳng thắn trao đổi với Singapore về phát biểu nhạy cảm của Thủ tướng Lý Hiển Long

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore về phát biểu của ông Lý Hiển Long, TTXVN đưa tin.
Sputnik

Chiều 7/6/2019, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan về phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31/5 vừa qua có những nội dung không đúng thực tế lịch sử, tác động không tốt đến dư luận và có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.

Gay gắt và ôn hòa – người Việt phản ứng trước việc dùng từ “xâm lược” của Lý Hiển Long

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam lấy làm tiếc đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận.

"Đóng góp và hi sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16-11-2018, Toà án đặc biệt của Campuchia (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ. Phán quyết đã phản ánh khách quan sự thật lịch sử, thực thi công lý, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh" - bà Hằng nêu rõ. 

Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore gây phẫn nộ khi đăng bài viết trên mạng xã hội Facebook chia buồn trước sự ra đi của cựu thủ tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda, trong đó có nhắc đến giai đoạn cầm quyền của ông Prem.

Việt Nam đã gửi công hàm về phát biểu của thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

"Sự lãnh đạo của ông đã đem lại lợi ích cho khu vực. ASEAN (lúc đó chỉ có 5 nước) đã cùng nhau chống lại Việt Nam xâm lược Campuchia và Chính phủ Campuchia thay thế Khmer Đỏ. Thái Lan ở tiền tuyến, đối mặt với các lực lượng Việt Nam vượt biên giới từ Campuchia. Tướng Prem đã kiên quyết không chấp nhận sự vi phạm này và bắt tay với các đối tác ASEAN để phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam ra các diễn đàn quốc tế" - ông Lý Hiển Long viết trên Facebook kèm theo hình ảnh ông Prem ngồi với cha mình - cố thủ tướng Lý Quang Diệu.

Trong những ngày này trên các trang mạng VN đang nổi lên cơn bão bình luận về việc dùng từ “xâm lược” đối với Việt Nam của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, khi nói về sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam cho Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử 40 năm trước,ngày 07/01/1979.

Thủ tướng Lý Hiển Long nói Việt Nam xâm lược Campuchia: "Singapore nên học lại lịch sử!"

Tối 6.6, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đưa ra tuyên bố bằng cả tiếng Khmer lẫn tiếng Anh chỉ trích nặng nề Thủ tướng Lý Hiển Long.

Ông viết:

“Tôi rất lấy làm tiếc rằng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 31.5 đã đăng tải trên Facebook của mình bài viết để chia buồn về việc cựu Thủ tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda qua đời, trong đó ông nói rằng ‘tướng Prem là thủ tướng (Thái Lan) đã cùng các thành viên ASEAN (khi đó có 5 quốc gia) chống lại việc quân tình nguyện Việt Nam xâm lược Campuchia và chống lại việc chính phủ Campuchia thay thế Khmer Đỏ’. Lập luận này cho thấy Singapore khi đó ủng hộ chế độ diệt chủng và mong muốn chế độ diệt chủng quay lại Campuchia. Singapore là nước chủ nhà tổ chức một cuộc họp dẫn đến việc thành lập chính phủ liên minh của Campuchia dân chủ, là [yếu tố] đã kéo dài cuộc chiến tại Campuchia và sự đau khổ của người dân Campuchia thêm 10 năm nữa. Đó là hành động chống lại mong muốn được sống sót của người dân Campuchia”.

Thủ tướng Hun Sen khẳng định:

GS Carlyle Thayer: "Thế giới đã thôi hiểu nhầm về Việt Nam"

“Phát ngôn này là một sự xúc phạm đối với sự hy sinh của quân tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Những bình luận của ông ấy cũng đã cho nhân dân Singapore và thế giới thấy rằng lãnh đạo Singapore lúc đó thực sự đã tiếp tay vào việc thảm sát người dân Campuchia”.

Lãnh đạo Campuchia cũng đã đặt câu hỏi:

“Cuối cùng ông Lý Hiển Long, tôi muốn hỏi ông rằng liệu ông có xem phiên tòa xét xử các lãnh đạo Khmer Đỏ là hợp pháp hay không?”.

Thảo luận