Gay gắt và ôn hòa – người Việt phản ứng trước việc dùng từ “xâm lược” của Lý Hiển Long

© AFP 2023 / Roslan RahmanThủ tướng Singapore Lý Hiển Long
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong những ngày này trên các trang mạng VN đang nổi lên cơn bão bình luận về việc dùng từ “xâm lược” đối với Việt Nam của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, khi nói về sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam cho Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử 40 năm trước,ngày 07/01/1979.

“Cơn bão” nói trên mang nhiều sắc thái. Nhưng nổi bật nhất chính là sự phẫn nộ của người Việt Nam, nhất là những người đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam của tổ quốc và chống diệt chủng Polpot tại Campuchia. Họ nhắc lại quá khứ mà không bao giờ quên.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.  - Sputnik Việt Nam
Dư luận Campuchia phản đối mạnh mẽ phát ngôn của Thủ tướng Singapore

“Từ 1977, Singapore là nước hung hăng nhất trong việc hậu thuẫn chế độ diệt chủng Polpot ở Campuchia, là đầu mối cung ứng vũ khí, quân cụ cho Polpot bằng đường biển. Huấn luyện (phương thức tác chiến biệt kích & các hoạt động phá hoại) cho bọn phục quốc  được Mỹ thu gom về trên đất Thái Lan. Suốt từ 1966 đến 1988, Singapore dưới sự lãnh đạo của Lý Quang Diệu đã thể hiện xuyên suốt và nhất quán đường lối thù địch với Việt Nam, tiếp tay cho chế độ diệt chủng Polpot tàn sát nhân dân Campuchia, là kẻ có trách nhiệm không thể chối cãi đối với cái chết của hàng triệu thường dân Campuchia, Việt Nam và bộ đội Việt Nam”, - Ông Lê Văn Lực, cựu chiến binh tham gia giải phóng Campuchia phát biểu với Sputnik.

Sputnik: Trên facebook có vài phân tích ngữ nghĩa (tiếng Anh) trong phát biểu của Lý Hiển Long. Họ nói là từ "xâm lược" trong tiếng Anh cũng có nghĩa là  "đưa quân đội sang".

 Quốc kỳ Campuchia - Sputnik Việt Nam
Campuchia, Việt Nam không đồng tình với phát biểu của Thủ tướng Singapore

Cựu chiến binh Lê Văn Lực:

Lý Hiển Long đã phát biểu trong diễn đàn Shangri-La với sự tham dự của các thành viên ASEAN và đối tác Trung, Mỹ là tuyên ngôn chính trị của Singapore đối với quan hệ quốc tế và  khu vực trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tranh chấp Biển Đông và thái độ "chọn phe" của các thành viên ASEAN. Đây không hề là sự vô ý, sơ suất trong sử dụng ngôn từ (có thể gây hiểu lầm) hoặc đơn thuần là "cách hiểu sai về lịch sử" như các bài viết rửa mặt cho Lý Hiển Long.

Có người còn đi sâu hơn, gắn liền lời phát biểu của Lý Hiển Long với việc xây dựng Kênh Kra.

Trên trang facebook Bão Lửa có bài phân tích về việc tại sao Thủ tướng Lý Hiển Long đã phát biểu như thế.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Lý Hiển Long nói Việt Nam xâm lược Campuchia: "Singapore nên học lại lịch sử!"

Trong bài viết “Vài dòng về Kênh Kra... và vì sao Lý Hiển Long lại đánh Việt Nam lúc này!”, tác giả đã đề cập tới ý nghĩa và tầm quan trọng kinh tế đối với Việt Nam của kênh đào Kra qua Thái Lan khi hoàn thành:

“Nếu Kênh đào Kra xuất hiện thì hàng hải sẽ chỉ đi tắt qua Thái Lan chứ ai hơi đâu mà đi xuống Sing rồi đi lên để làm gì. Điều đó chả khác gì cắt đứt nguồn sống của Sing. Các bạn nghĩ coi cái gì làm nên cú hích để nền kinh tế Sing nhảy lên vượt bậc? Cái gì làm nên cú hích cho các khu vực cảng Manila, Thượng Hải phát triển lên vượt bậc?! Đó là "Cảng trung chuyển, cảng thương mại hàng hóa đường biển đó"!...

Tác giả bài viết còn phân tích triển vọng tươi sáng cho Việt Nam phát triển khi có Kênh đào Kra:

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lấy làm tiếc phát ngôn của Thủ tướng Singapore về vấn đề Campuchia

“Quan trọng là từ Việt Nam, hàng hóa sẽ xuất đi trực tiếp ra biển lớn, ra đường thông thương quốc tế, mà không phải đi qua một nước thứ 3 nào đó, từ đó chi phí về thuế quan sẽ là rẻ nhất quả đất đúng không ? Đồng nghĩa với việc lượng hàng hóa nhập vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam xuất đi đều sẽ giảm nhiều thứ thuế, các giao dịch thương mại tại Việt Nam ở khu cảng biển cũng sẽ thúc đẩy nguồn "ngoại tệ" lưu chuyển vào Việt Nam, điều đó càng kích phát hoạt động thương mại trong nước được phát huy. Đồng thời, cũng từ đây các nhà đầu tư khác cũng sẽ kéo vào Việt Nam để đầu tư, đặt văn phòng đại diện và thậm chí là chuyển hệ thống kinh doanh để bù trừ cho chi phí thuế ở các khu vực đắt đỏ trước đây!”

Và luận chứng cho câu hỏi đã đặt ra “Vì sao Lý Hiển Long lại đánh Việt Nam lúc này!”: “Hẳn nhiều người đã quên nên mình nhắc lại là: "Khi Việt Nam muốn lập 03 khu kinh tế đặc biệt ở Vân Phong, Phú Quốc, Vân Đồn để hưởng lợi kinh tế và an ninh từ Kênh Kra. Lý Hiển Long viết trên facebook đưa ra mấy dẫn chứng vu vơ, hàm ý nói thất bại của một vài đặc khu ở các nước, trong khi đa số các đặc khu khác thì lại phát triển rầm rộ. Nhằm chọc gậy bánh xe, kích động dân Việt Nam với tâm lý bài Tàu cực đoan, chống lại đặc khu hòng mong phá sản kênh giao thương quốc tế Kênh Kra…

Ông Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Campuchia đề cao vai trò của Việt Nam trong chiến thắng chế độ diệt chủng

Còn về Lý Hiển Long, tại sao lại đánh phá vào lúc này? Bởi sắp tới Quốc hội chuẩn bị nhóm họp các Dự thảo Luật, trong đó thông tin về việc Dư thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ được đem ra bàn luận lại đã xuất hiện từ tháng 5/2019 trên mạng rồi”.

Nhưng, song song với cơn “gió lốc” phẫn nộ, bức xúc, phản đối gay gắt hay những phân tích sâu xa thì cũng có những ý kiến ôn hòa hơn với những phân tích và luận chứng cũng rất logic và những nhìn nhận theo hướng tích cực.

“Việc Liên hợp quốc mở tòa án đặc biệt xét xử tội ác diệt chủng của Khmer đỏ cho thấy việc lật đổ chế độ này là cần thiết. Bởi vậy mà việc đưa quân vào Campuchia không thể được hiểu là xâm lược khi nó giúp lật đổ một chế độ bị thế giới ghê tởm. Vấn đề Campuchia đã từng gây chia rẽ sâu sắc các nước Đông Nam Á trong quá khứ. Tuy nhiên, khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hai bên đã gác bỏ được mâu thuẫn, cùng bắt tay nhau để xây dựng ASEAN phồn vinh. Không hiểu sao ông Lý Hiển Long lại khơi dậy những mâu thuẫn cũ đã từng gây chia rẽ vào lúc này. Phản ứng của Việt Nam rất mềm mỏng, cho thấy quan điểm của Hà Nội là không thể đánh thức lại mâu thuẫn của quá khứ và để cho nó một lần nữa khiến các quốc gia ASEAN phải đối đầu với nhau và làm suy yếu vị thế của khối”, - một nhà báo Việt Nam (xin được không nêu tên) nói với Sputnik.

chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
"Nhiều quốc gia, chính khách nợ Việt Nam một lời xin lỗi"

Còn trên trang Facebook của mình, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Vũ Quang Minh đã bình luận về phát biểu của Lý Hiển Long như sau:

“Nhờ ông phát biểu như thế, dư luận quốc tế và trong nước có dịp quan tâm hơn tới những gì đã xảy ra 40 năm trước, khi những người đồng đội tình nguyện Việt Nam và các chiến sỹ Mặt trận Campuchia sát cánh bên nhau giải phóng đất nước Campuchia khỏi nạn diệt chủng, khi nhân dân Việt Nam phải hy sinh không chỉ xương máu, mà còn chịu cấm vận và các xung đột quân sự kéo dài cả thập kỷ, và cả một cuộc chiến biên giới phía Bắc.

Chúng ta cùng với các bạn Campuchia có dịp nhìn lại bạn thù, xưa, dù với sự thông cảm sâu sắc với bối cảnh lịch sử lúc bây giờ, để quý giá hơn những gì đang được hưởng ngày nay và cố gắng gìn giữ: hòa bình, ổn định và tình đoàn kết của Đại gia đình ASEAN.

Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Hun Sen: Nghĩa cử của Việt Nam mãi được khắc ghi

Nhờ dịp này, chúng ta càng hiểu thêm vai trò của việc học và nghiên cứu lịch sử, để thế hệ sau đừng lặp lại những sai lầm quá khứ.

Nhưng nghiên cứu lịch sử không có nghĩa là bới móc lại những trang sử đau buồn để kích động bất đồng, hay nuôi dưỡng hận thù. Chẳng có ích gì nếu chúng ta nhắc lại nhiều nước đã hưởng lợi như thế nào từ các cuộc chiến tranh ở Đông Dương, đã tranh thủ cơ hội trở thành nơi cung cấp hậu cần cho lính Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam, Campuchia, Lào…

Nhờ dịp này, những nhà chính khách một lần nữa hiểu cần thận trọng như thế nào khi phát ngôn”.

Trước đó, ngày 4/6, phản ứng trước phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La có nội dung cho rằng Việt Nam đã “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nêu rõ: “Việt Nam lấy làm tiếc đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này.

Thiếu nữ Campuchia tặng hoa tiễn các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam về nước - Sputnik Việt Nam
Học giả Campuchia: 'Không có Việt Nam, chúng tôi đã chết hết vì Khmer Đỏ'

Đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16/11/2018, Tòa án đặc biệt xét sử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ. Phán quyết đã phản ánh khách quan sự thật lịch sử, thực thi công lý, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh”.

Còn theo báo Khmer Times (Campuchia), phát biểu với các phóng viên sau khi về tới sân bay quốc tế Phnom Penh vào tối 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Tướng Tea Banh đã nhấn mạnh:

“Các nhận xét của ông Long không đúng sự thật và coi thường lịch sử. Nó chắc chắn không thể là sự thật khi ông ấy nói Việt Nam đã xâm lược Campuchia. Chúng tôi muốn thủ tướng Singapore phải sớm cải chính về lời nói của mình”.

Nuon Chea - Sputnik Việt Nam
Khmer Đỏ bị xét xử vì tội diệt chủng đối với người gốc Việt

Campuchia không thể chấp nhận những gì ông Lý Hiển Long phát ngôn. Chúng tôi đã liên tục nhắc nhớ và làm rõ rằng quân đội Việt Nam đến để giải phóng nhân dân. Họ đến để cứu mạng người dân của đất nước này. Điều đó có ý nghĩa vô cùng lớn với Campuchia”.

Đó là những phát ngôn chính thức của Việt Nam và Campuchia.

Ông Lý Hiển Long đã không đúng.

Bình luận về phát biểu của ông Lý Hiển Long vẫn đang tiếp tục dậy sóng, nhưng như Đại sứ Việt Nam tại Vương Quốc Campuchia đã chia sẻ “xin các bạn cố gắng kiềm chế, tranh luận lịch sự, phản đối văn minh, không dùng nhiều từ quá mạnh như hiện nay”.

Khieu Samphan - Sputnik Việt Nam
Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Khieu Samphan: "Việt Nam đã bịa ra tệ diệt chủng"

Còn nữa, từ câu chuyện này, chúng ta cũng tự nhìn lại mình: thử hỏi chính thanh niên Việt Nam hiện nay, họ biết gì về hai cuộc chiến Tây Nam và phía Bắc, về mười năm hy sinh máu xuơng của người Việt trong việc bảo về chủ quyền lãnh thổ? Và với những mưu toan cố tình xoá trắng lịch sử, chôn lấp lịch sử, viết lại lịch sử như hiện nay thì có khi rồi không chỉ giới trẻ chúng ta cũng sẽ  không biết hoặc quên đi, rằng có thời Việt Nam chống ngoại xâm phương Bắc, chống Pháp, chống Mỹ để giành độc lập.

Từ câu phát biểu không đúng sự thật của Thủ tướng Singapore, chúng ta càng phải hiểu rằng phải biết trân trọng lịch sử như thế nào. Sự trân trọng đó, lịch sử đó phải được viết thành sách, phải được làm phim, phải có trong sách giáo khoa, trong các đề thi, trong các chương trình truyền hình,...không chỉ về cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, mà còn lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vì độc lập, tự do của đất nước Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала